Video giảng Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa
Video giảng Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13 - QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA, MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy đọc bài báo dưới đây và trả lời câu hỏi: Theo em, hành động của linh mục thuộc giáo phận ở Nghệ An đã vi phạm quyền và nghĩa vụ nào của công dân? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa được pháp luật quy định như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Công dân có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hoá; được tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá; được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hoá; được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo quy định của pháp luật;...
- Công dân có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá; tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá; thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;...
NỘI DUNG 2 : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Video trình bày nội dung:
- Công dân có quyền được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm; được khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; được tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên với cơ quan có thẩm quyền; được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;...
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; tôn trọng các quyền trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người khác; chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm pháp lí khác theo quy định của pháp luật nếu gây sự cố môi trường, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên,...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bảo vệ di sản văn hoá.
B. Tái tạo di sản văn hoá.
C. Sử dụng di sản văn hoá.
D. Chuyển giao di sản văn hoá.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền về bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hoá.
B. Nghiên cứu các di sản văn hoá của đất nước.
C. Xử lí hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hoá.
D. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?
A. Bà C mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Xoan cho trẻ em.
B. Bạn B giới thiệu di sản văn hoá của quê hương trên mạng xã hội.
C. Anh P phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.
D. Anh X tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích.
Câu 4: Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?
A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
B. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
C. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
D. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
Câu 5: Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào chưa biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa hát dân ca quan họ?
Trường hợp. Thấy M hay chọn điệu hát dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, N không thích, chê hát Dân ca quan họ không hợp thời và muốn M chọn những bài hát hiện đại, sôi động. M từ chối và giải thích: “Dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Kinh Bắc. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”.
A. Bạn M.
B. Bạn N.
C. Cả 2 bạn M và N.
D. Không có bạn nào.
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - C | Câu 4 - D | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Nếu là chủ thể trong các tình huống sau, em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
a. Ngôi đền cổ ở xã của H bị các đối tượng xấu đột nhập trộm một lượng lớn cổ
b. Anh P phát hiện nhân viên của doanh nghiệp tư nhân S lợi dụng việc nhập khẩu phế liệu nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất để nhập khẩu những phế liệu, rác thải không giấy phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào nước ta.
Câu 2: Em hãy cùng các bạn thiết kế hoạt động tuyên truyền những người xung quanh thực hiện phân loại rác thải và tái chế rác thải thành các sản phẩm hữu ích, có lợi cho môi trường.
Nội dung video Bài 13: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.