Video giảng Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Video giảng Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11 - QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HỌC TẬP

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Quyền của công dân trong học tập
  • Nghĩa vụ của công dân trong học tập
  • Các bài tập luyện tập và vận dụng

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em hãy kể một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong học tập.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : QUYỀN CỦA CÔNG DÂN TRONG HỌC TẬP

Em hãy trình bày quyền bình đẳng của công dân trong học tập.

Video trình bày nội dung:

- Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập; được học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân; được học không hạn chế, học thường xuyên, học suốt đời; được tạo điều kiện để phát triển tài năng; được bảo vệ và được tôn trọng trong học tập; được cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập, rèn luyện; được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;...

NỘI DUNG 2. NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HỌC TẬP

Nghĩa vụ của công dân trong học tập được thể hiện như thế nào?

Video trình bày nội dung:

- Công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. Trong học tập, công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập; tôn trọng quyền học tập của người khác; thực hiện đúng nội quy của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục;..

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Theo quy định của pháp ưluật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng

A. văn hoá.

B. chính trị.

C. an ninh.

D. giáo dục.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Công dân có quyền được học không hạn chế.

C. Công dân cần hoàn thành các chương trình giáo dục.

D. Công dân có quyền học tập thường xuyên, suốt đời.

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Học tập thường xuyên, suốt đời.

C. Tôn trọng quyền học tập của người khác.

D. Học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Học tập thường xuyên, học suốt đời.

B. Tôn trọng quyền học tập của người khác.

C. Tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập.

D. Tôn trọng nhà giáo, người lao động trong cơ sở giáo dục.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Cha mẹ ngăn cản con tham gia hoạt động tập thể của trường lớp.

B. Người học đủ tiêu chuẩn được nhận vào học đúng ngành đăng kí.

C. Sinh viên tham gia các hoạt động nghiệp vụ do nhà trường tổ chức.

D. Học sinh nghỉ học tạm thời theo quy định khi có dịch bệnh bùng phát.

Video trình bày nội dung:

Câu 1 - D

Câu 2 - C

Câu 3 - C

Câu 4 - A

Câu 5 - A

 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Câu 1: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, người thân của anh V và chị A đã dùng nhiều lời lẽ có tính xúc phạm về sự lựa chọn của hai người; đồng thời tỏ thái độ khinh miệt đồng bào dân tộc thiểu số. Bất chấp sự phản đối từ phía gia đình, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu 2: Em đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong học tập của công dân trong cuộc sống hàng ngày? Thời gian tới, em sẽ dự định làm gì để tiếp tục thực hiện tốt các nghĩa vụ đó?

Nội dung video Bài 11: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác