Video giảng Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Video giảng Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 9 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
BÀI 14 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế
- Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo em, chủ thể của luật quốc tế là những ai? Em hãy nêu tên một văn bản hoặc một quy phạm pháp luật quốc tế mà em biết.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Em hiểu như thế nào về pháp luật quốc tế? Pháp luật quốc tế có vai trò như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
- Pháp luật quốc tế có những vai trò cơ bản sau:
+ Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội,...) của đời sống quốc tế nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh, bảo đảm nhân quyền và vì sự phát triển của thế giới.
+ Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
+ Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
NỘI DUNG 2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Em hãy trình bày các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
Video trình bày nội dung:
- Pháp luật quốc tế có các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
+ Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
+ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.
+ Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
Tất cả các quốc gia khi thiết lập quan hệ với các quốc gia khác trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế đều phải dựa trên cơ sở và tuân thủ các nguyên tắc này.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của pháp luật quốc tế?
A. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.
B. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
C. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.
D. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
Câu 2: Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?
A. 7 nguyên tắc.
B. 8 nguyên tắc.
C. 9 nguyên tắc.
D. 10 nguyên tắc.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia tồn tại độc lập, không liên quan gì đến nhau.
B. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia.
C. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
D. Luật quốc gia tạo cơ sở hình thành và góp phần thúc đẩy pháp luật quốc tế phát triển.
Câu 4: Sau khi kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia.
B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế.
C. Pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia.
D. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau.
Câu 5: Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?
Thông tin. Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
A. Quan hệ quốc tế.
B. Hội nhập quốc tế.
C. Pháp luật quốc tế.
D. Pháp luật quốc gia.
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - C | Câu 2 - A | Câu 3 - A | Câu 4 - C | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện qua thông tin dưới đây.
Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 – 12 – 1979. Việt Nam đã ký tham gia Công ước này vào ngày 29 – 7 – 1980 và phê chuẩn vào ngày 2711 1981. Sau đó, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 để nội luật hoá một số điều khoản nhằm thực hiện Công ước ở Việt Nam. Điều 3 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Câu 2: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu về việc Việt Nam tham gia ký kết hay gia nhập một điều ước quốc tế hoặc ký kết điều ước quốc tế để thiết lập quan hệ với quốc gia khác và chia sẻ ý nghĩa của việc làm đó.
Nội dung video Bài 14: “Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.