Video giảng Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Video giảng Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

BÀI 6. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh.
  • Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
  • Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh; các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
  • Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em có nhận xét như thế nào về sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KINH DOANH, CÁC NGUỒN TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH

a. Khái niệm và sự cần thiết xây dựng ý tưởng kinh doanh

Em hiểu thế nào là ý tưởng kinh doanh? Hãy chia sẻ cho mọi người cùng nghe nào!

Video trình bày nội dung: 

- Khái niệm:

Là khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh chỉ loại ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

- Sự cần thiết xây dựng ý tưởng kinh doanh:

Giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh: 

+ Kinh doanh mặt hàng gỡ (Xác định được đối tượng khách hàng là ai, họ có nhu cầu gì); 

+ Kinh doanh thế nào? (Xác định được cách thức mới, có hiệu quả); 

+ Kinh doanh cho ai? (Xác định được mục tiêu kinh doanh).

b. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

Các em hãy cùng nhau thảo luận và trả lời câu hỏi sau nhé: Trình bày ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh?

Video trình bày nội dung: 

- Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,... của chủ thể kinh doanh.

- Cơ hội bên ngoài: bắt nguồn từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,...

NỘI DUNG II. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM CƠ HỘI KINH DOANH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ CÁC CƠ HỘI KINH DOANH

Các em hiểu thế nào là cơ hội kinh doanh? Cùng nhau tìm hiểu nào!

Video trình bày nội dung: 

- Cơ hội kinh doanh: sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện từ bên ngoài nhưng cũng có khi do chính chủ thể kinh doanh chủ động tạo ra.

- Ý tưởng kinh doanh được xác định: cơ hội kinh doanh khi có tính bền vững, đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài, có tính hấp dẫn khi đảm bảo mang lại lợi nhuận và có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh phù hợp.

- Chủ kinh doanh cần dựa trên 4 tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 

-> Để đánh giá, khẳng định cơ hội kinh doanh tốt, lấy cơ sở để xây dựng kế hoạch phát huy các điểm mạnh khai thác cơ hội và khắc phục điểm yếu và vượt qua thách thức để kinh doanh thành công.

NỘI DUNG III. TÌM HIỂU CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

Các bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số ý tưởng kinh doanh lại thành công rực rỡ, trong khi những ý tưởng khác lại thất bại? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác đinh, đánh giá các cơ hội kinh doanh nhé!

Video trình bày nội dung: 

- Năng lực lãnh đạo: định hướng chiến lược, năng động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội kinh doanh.

- Năng lực quản lí: tổ chức, thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh,..

- Năng lực chuyên môn: có kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh.

- Năng lực học tập: tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng...

……………………..

Nội dung video BÀI 6 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác