Video giảng Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Video giảng Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 12. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO

Chào mừng các em đến với bài học hôm nay, chúng ta cùng khám phá kiến thức mới nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học, cô muốn các em suy nghĩ về một câu hỏi thú vị này:

Em hãy chỉ ra giúp cô quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin sau: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc,….”

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng tồn tại rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo thường có đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức khác nhau. Các tôn giáo đều bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.

Vậy pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền, về nghĩa vụ và văn hóa, giáo dục?

Video trình bày nội dung: 

a. Bình đẳng về quyền

- Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo,... Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

b. Bình đẳng về nghĩa vụ

- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình và phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.

c. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục

- Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo pháp luật.

Nội dung 2. Tìm hiểu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội

Sau khi đã hiểu rõ về nội dung 1, bây giờ chúng ta hãy tiếp tục với nội dung 2 - Tìm hiểu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội. Chúng ta cùng dừng lại một chút để suy nghĩ về câu hỏi sau đây

Theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và xã hội?

Video trình bày nội dung: 

- Tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo".

- Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Là điều kiện để mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân – thiện – mĩ.

……………………..

Nội dung video Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác