Video giảng Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 4: Thất nghiệp
Video giảng Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 4: Thất nghiệp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4. THẤT NGHIỆP
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được khái niệm, liệt kê được các loại hình thất nghiệp.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
- Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội.
- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Các em có bao giờ nghe bố mẹ hoặc người thân kể về chuyện ai đó bị mất việc làm không? Vậy theo các em, vì sao họ lại bị mất việc và các em có thể chia sẻ một số trường hợp người lao động không có việc làm, không có thu nhập mà em biết không?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI HÌNH THẤT NGHIỆP
a. Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp có nghĩa là gì các em nhỉ?
Video trình bày nội dung:
Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
b. Các loại hình thất nghiệp
Các em có biết là có nhiều loại hình thất nghiệp khác nhau không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem đó là những loại hình nào nhé.
Video trình bày nội dung:
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nhiên: biểu thị mức thất nghiệp bình thường, luôn tồn tại trong xã hội, bao gồm các dạng:
+ Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống.
+ Thất nghiệp cơ cấu: gắn liền với biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ -> yêu cầu lao động có trình độ cao hơn.
- Thất nghiệp chu kì: tương ứng với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế: + Thất nghiệp chu kì ở mức cao khi nền kinh tế suy thoái.
+ Thất nghiệp chu kì ở mức thấp khi kinh tế phát triển, mở rộng.
Phân loại theo tính chất:
- Thất nghiệp tự nguyện:
+ Do người lao động không muốn làm việc,
+ Do điều kiện làm việc.
+ Do mức lương chưa phù hợp với họ.
- Thất nghiệp không tự nguyện: khi người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.
NỘI DUNG II. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẤT NGHIỆP
Theo các em, có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
Sản phẩm dự kiến:
- Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu kĩ năng làm việc,...
- Nguyên nhân khách quan: do cơ sở sản xuất kinh doanh động của, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
NỘI DUNG III. TÌM HIỂU HẬU QUẢ CỦA THẤT NGHIỆP
Theo em, thất nghiệp đem đến hậu quả gì cho nền kinh tế và xã hội?
Video trình bày nội dung:
- Đối với người bị thất nghiệp: ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp: nhu cầu xã hội bị giảm sút, hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.
Đối với nền kinh tế: gây lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước suy giảm,...
- Đối với chính trị – xã hội: hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát sinh nhiều, gây ra xáo trộn trong xã hội, trật tự xã hội không ổn định, hiện tượng bãi công, biểu tình,... tăng lên.
NỘI DUNG IV. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC KIỂM SOÁT VÀ KIỀM CHẾ THẤT NGHIỆP
Theo em, Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Video trình bày nội dung:
- Thường xuyên thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng các giải pháp như:
+ Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động;
+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.
……………………..
Nội dung video BÀI 4 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.