Video giảng Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Video giảng Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

Chào các em, hy vọng hôm nay chúng ta sẽ có một buổi học thật thú vị!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Để bắt đầu bài học hôm nay, cô có một câu hỏi nhỏ dành cho các em:

Em có thể chia sẻ và kể tên một số dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam và những hiểu biết của em về quyền bình đẳng giữa các dân tộc cho cô và các bạn cùng nghe được không?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Để bắt đầu, chúng ta hãy tìm hiểu về nội dung đầu tiên, đó là tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trước khi bắt đầu, cô muốn các em suy nghĩ về câu hỏi:

Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục?

Video trình bày nội dung: 

a. Bình đẳng về chính trị

- Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

b. Bình đẳng về kinh tế

- Các dân tộc được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế:

+ Ban hành đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc thù.

+ Quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

c. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục

- Các dân tộc được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

- Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

- Bình đẳng cơ hội học tập, trong tiếp cận, thụ hưởng các giá trị văn hoá, giáo dục, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau trong phát triển giáo dục.

Nội dung 2. Tìm hiểu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội

Tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang nội dung 2, nơi chúng ta sẽ thấy rõ hơn về ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội. Bây giờ, hãy cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau đây:

Theo em, quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và xã hội?

Video trình bày nội dung: 

- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.

- Nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với quê hương đất nước.

- Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.

- Động viên, phát huy các nguồn lực của các dân tộc khác nhau cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Là thực tiễn sinh động để đấu tranh chống lại các hành vi xuyên tạc chính sách dân tộc của các thế lực thù địch không có thiện chí với đất nước ta.

……………………..

Nội dung video Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

 

Xem video các bài khác