Video giảng Khoa học máy tính 11 Kết nối bài 9 Giao tiếp an toàn trên internet

Video giảng Khoa học máy tính 11 kết nối bài 9 Giao tiếp an toàn trên internet. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Bài 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên không gian số và những biện pháp phòng tránh.
  • Biết giao tiếp một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hóa ứng xử trong môi trường số.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mạng Internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cùng nhiều rủi ro: mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo, quấy rối, đối mặt với các thông tin sai lệch, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại,… Do vậy, khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung, mỗi người cần trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng; kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,…

Bây giờ, cô muốn các em thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và đưa ra cách giải quyết tình huống: Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số

Các em hãy suy nghĩ và trả lời những câu sau nhé:

  • Nêu ba nguyên tắc khi gặp lừa đảo trên không gian số.
  • Nhận điện một số dạng lừa đảo.

Video trình bày nội dung: 

a) Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số

- Ba nguyên tắc khi gặp lừa đảo trên không gian số là:

+ Hãy chậm lại!

+ Kiểm tra ngay!

+ Dừng lại, không gửi!

b) Vận dụng vào một số tình huống cụ thể

- Một số dạng lừa đảo là:

+ Lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật: Kẻ lừa đảo thuyết phục rằng thiết bị của nạn nhân gặp sự cố và cần thanh toán ngay để khắc phục (sự cố không hề tồn tại)

+ Lừa đảo dưới dạng thông báo tin tốt: Kẻ lừa đảo thông báo nạn nhân trúng thưởng hay nhận phiếu mua hàng nhưng phải trả phí để nhận thưởng. 

+ Lừa đảo dưới dạng thông báo tin xấu: Nạn nhân nhận thông báo thanh toán khoản tiền nào đó từ người tự xưng là nhân viên nhà nước. 

+ Lừa đảo qua website giả mạo các trang thương mại điện tử phổ biến: Một số đối tượng tạo trang web giả, gửi đường liên kết trang lừa đảo này để hướng dẫn khách hàng mua những món đồ giá rẻ.

Nội dung 2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số

Bây giờ, cô muốn các em tạo thành nhóm 4 người. Mỗi nhóm sẽ chọn một trong các vấn đề sau đây để thảo luận:

  • Trình bày nội dung của 4 quy tắc ứng xử.
  • 5 điều nên làm khi tham gia mạng xã hội là gì?
  • 5 điều không nên làm khi tham gia mạng xã hội là gì?

Video trình bày nội dung: 

- Nội dung của 4 quy tắc ứng xử:

CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐBài 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNETChào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên không gian số và những biện pháp phòng tránh.Biết giao tiếp một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hóa ứng xử trong môi trường số.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGMạng Internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cùng nhiều rủi ro: mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo, quấy rối, đối mặt với các thông tin sai lệch, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại,… Do vậy, khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung, mỗi người cần trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng; kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,…Bây giờ, cô muốn các em thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và đưa ra cách giải quyết tình huống: Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- 5 điều nên làm khi tham gia mạng xã hội:

+ Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản quy định.

+ Tuyên truyền và tham gia hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, có văn hóa. 

+ Chia sẻ thông tin chính thống, thông tin tích cực. 

+ Quảng bá hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam.

+ Quản lí, bảo mật thông tin cá nhân, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng và người thân khi bị mất quyền kiểm soát.

- 5 điều không nên làm khi tham gia mạng xã hội: 

+ Đăng tải nội dung vi phạm pháp luật.

+ Sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực. 

+ Sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vô văn hóa. 

+ Tung tin giả, sai sự thật hoặc xúc phạm cá nhân, tổ chức. 

+ Quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép. 

……………………..

Nội dung video Bài 9 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác