Video giảng Địa lí 9 chân trời Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Video giảng Địa lí 9 Chân trời Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM
BÀI 4: NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
- Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, quan trọng đối với nước ta với sự phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp nhờ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Theo các em, hiện trạng phát triển và phân bổ của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta hiện nay ra sao? Việc phát triển nông nghiệp xanh có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Nông nghiệp
Nông nghiệp phát triển và phân bố không đồng đều do nhiều nhân tố khác nhau. Các em hãy thảo luận và nêu ra các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Video trình bày nội dung:
- Nhân tố tự nhiên:
+ Địa hình và đất: ¾ diện tích là đồi núi, phần lớn đồi núi thấp, một số cao nguyên rộng lớn. Khu vực đồi núi chủ yếu đất feralit, thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích, gồm 2 châu thổ lớn là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long, các đồng bằng duyên hải, đất ở đồng bằng chủ yếu là phù sa thuận lợi cho sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, rau, quả.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị. Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam và theo độ cao, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông lớn như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long,… cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, nguồn nước ngầm phong phú có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sinh vật: nguồn sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao, là nguồn gen quan trọng cho phát triển nông nghiệp; nhiều khu vực có các đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
+ Dân cư và nguồn lao động: Nước ta có số dân đông với hơn 98,5 triệu người (năm 2021) —> tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lực lượng lao động trong nông nghiệp dồi dào, kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng được nâng cao —> thuận lợi cho việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
+ Chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ: Chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất: Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư cho nông nghiệp như khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp; chính sách phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn,... Thị trường tiêu thụ: Thị trường nông nghiệp ngày càng mở rộng trong và ngoài nước, nông sản nước ta đã có mặt hơn 196 quốc gia và vùng lãnh thổ.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ: Nước ta đã quy hoạch được một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, lương thực – thực phẩm,...; xây dựng được các hệ thống thuỷ lợi, kênh dẫn nước như hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh),... kênh Vĩnh Tế (An Giang, Kiên Giang), sông Bắc Hưng Hải (Đồng bằng sông Hồng),... kết hợp với các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với nguồn nguyên liệu. Việc ứng dụng khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng rộng rãi như kĩ thuật gen, lai tạo giống và phát triển các mô hình sản xuất tiên tiến: nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thâm canh,...
+ Hạn chế: khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm không khí cao dễ gây sâu bệnh, tình trạng biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai tác động đến năng suất và sản lượng nông sản.
Nội dung 2. Lâm nghiệp
Phân bố rừng ở nước ta có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào từng vùng. Các em hãy thảo luận và trình bày về tình hình phân bố rừng ở nước ta hiện nay.
Video trình bày nội dung:
* Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng:
– Rừng phòng hộ: gồm rừng đầu nguồn phân bố ở thượng nguồn các sông lớn, rừng chống cát bay ở dọc ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, rừng ngập mặn chắn sóng phân bố ở vùng ven biển đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
– Rừng đặc dụng: gồm các vườn quốc gia như Yok Đôn (Đắk Lắk), Cát Bà (Hải Phòng), Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh),... khu bảo tồn thiên nhiên như Na Hang (Tuyên Quang), Ngọc Linh (Kon Tum), Láng Sen (Long An),... khu dự trữ sinh quyển như Lang Biang (Lâm Đồng), Núi Chúa (Ninh Thuận), Châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình),...
– Rừng sản xuất: gồm rừng keo, tràm, bạch đàn,... được Nhà nước giao và cho thuê; phân bố ở trung du, miền núi.
* Tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp:
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Rừng sản xuất là nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến. Các sản phẩm gỗ chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn,... Sản lượng gỗ khai thác tăng từ 4,0 triệu m3 (năm 2010) lên 18,9 triệu m3 (năm 2021). Hiện nay, khai thác chế biến gỗ phân bố và phát triển gắn với các vùng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu như Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Trong giai đoạn 2010 – 2021, diện tích rừng trồng mới tăng hơn 1,4 triệu ha. Ngoài ra, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, các dịch vụ du lịch môi trường rừng gắn với rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tự nhiên rừng được chú trọng.
…….
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Sau khi đã nắm vững kiến thức, chúng ta sẽ cùng thực hành qua các bài tập trong hoạt động luyện tập. Hãy sẵn sàng để áp dụng những gì các em đã học nhé!
Câu 1: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp là
A. Dân cư và nguồn lao động; khí hậu; nguồn nước; địa hình.
B. Địa hình và đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật.
C. Thị trường tiêu thụ; địa hình và đất; sinh vật.
D. Khí hậu; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; nguồn nước.
Câu 2: Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp là
A. Dân cư và nguồn lao động; chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất; thị trường tiêu thụ; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ.
B. Chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất; thị trường tiêu thụ; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; dân cư và nguồn lao động.
C. Thị trường tiêu thụ; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; khí hậu, nguồn nước, địa hình và đất; sinh vật.
D. Dân cư và nguồn lao động; chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất; địa hình và đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật.
…..
Nội dung video bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.