Video giảng Địa lí 9 chân trời Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Video giảng Địa lí 9 Chân trời Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. 
  • Trình bày được sự phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp chủ yếu.
  • Giải thích tại sao phải phát triển công nghiệp xanh. - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
  • Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều
  • kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
  • Phân tích được đặc điểm dân cư; một số vấn đề xã hội của vùng.
  • Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng.
  • Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy cùng chơi trò chơi Đi tìm địa danh.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Em hãy cho biết: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh, gồm những tỉnh nào? Vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với các vùng nào, tiếp giáp với nước nào? Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Video trình bày nội dung:

- Gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Diện tích tự nhiên hơn 40,9 nghìn km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước (2021).

- Có vùng biển rộng lớn, phía tây là Vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông với các đảo, quần đảo như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai, hòn Đá Lẻ,… có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở phía tây nam của nước ta, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia, tạo thuận lợi trong việc kết nối phát triển với các vùng khác và giao thương quốc tế.

Nội dung 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Em hãy trình bày: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm gì? Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên gây ra những hạn chế gì cho vùng đồng bằng sông Cửu Long?

Video trình bày nội dung:

+ Địa hình, đất: địa hình đồng bằng, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 2 - 4 m, thuận lợi quy hoạch các khu vực cư trú và sản xuất. Đất là tài nguyên quan trọng với 3 loại đất chính là đất phù sa sông (1,2 triệu ha), đất phèn (1,6 triệu ha), đất mặn (750 nghìn ha). Tạo thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm cao và ổn định, từ 25 - 27°C, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, từ 1300 - 2000 mm. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Sông ngòi: nằm ở hạ lưu sông Mê Công, hai nhánh sông chính là sông Tiền, sông Hậu và nhiều sông khác như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,… hệ thống kênh rạch chằng chịt, có ý nghĩa thủy lợi, cung cấp nguồn lợi thủy sản và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy và du lịch.

+ Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao với rừng ngập mặn ven biển; rừng tràm ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Có nhiều bãi cá, tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

+ Biển, đảo:  có vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo với một số bãi tắm, nhiều mỏ dầu, khí tự nhiên trữ lượng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, bờ biển có một số nơi thuận lợi xây dựng các cảng biển.

+ Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi xi măng ở Kiên Giang, than bùn ở khu vực U Minh, Tứ giác Long Xuyên, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa,…

- Hạn chế: mùa khô kéo dài cùng với tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông, ven biển lấn sâu vào trong đất liền.

………..

Nội dung video Bài 21: Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác