Video giảng Địa lí 9 chân trời Bài 17: Vùng Tây Nguyên

Video giảng Địa lí 9 Chân trời Bài 17: Vùng Tây Nguyên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17: VÙNG TÂY NGUYÊN

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
  • Trình bày được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
  • Nhận xét được đặc điểm dân cư, văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên.
  • Trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Tây Nguyên.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy cùng  chơi trò chơi Nhìn hình đoán địa danh.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Em hãy cho biết: Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh, gồm những tỉnh nào? Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nào, tiếp giáp với nước nào? Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.

Video trình bày nội dung:

- Bao gồm lãnh thổ của 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, diện tích tự nhiên khoảng 54,5 nghìn km2, chiếm 16,5% diện tích cả nước (2021).

- Không giáp biển.

- Tiếp giáp 2 nước là Lào và Cam-pu-chia; giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng.

Nội dung 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Em hãy trình bày: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên có những đặc điểm gì? 

Video trình bày nội dung:

- Địa hình và đất: địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau, đất chủ yếu là đất badan phân bố trên mặt bằng rộng lớn, tạo thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng. Có khối núi Kon Tum với đỉnh Ngọc Linh (2598 m), Kon Ka Kinh (1761 m),…; khối núi cực Nam Trung Bộ với đỉnh Chư Yang Sin (2405 m),… có thể quy hoạch phát triển các vùng lâm sản, dược liệu quý,…

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hóa theo độ cao địa hình, chia thành 2 mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa có lượng mưa lớn, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt; mùa khô ít nước, kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản nông sản. Một số cao nguyên cao trên 1000m khí hậu mát mẻ, có thể phát triển du lịch, trồng cây cận nhiệt như chè, cây dược liệu,…

- Rừng: diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích gần 2,6 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng khoảng 46% (2021). Rừng có tính đa dạng sinh học cao, nhiều nguồn gen quý hiếm, giàu trữ lượng và đa dạng về chủng loại, có nhiều loài dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh,… Nhiều vườn quốc gia như Chư Mom Rây (Kon Tum), Chư Yang Sin (Đắk Lắk),… khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng (Gia Lai), Lang Biang (Lâm Đồng).

- Nước: là đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung, Đông Nam Bộ và một số phụ lưu của hệ thống sông Mê Công. Một số hệ thống sông chính là Sê San, Srêpôk, Đồng Nai, tạo tiềm năng thủy điện lớn. Các hồ tự nhiên, hồ thủy điện cũng là nguồn tưới tiêu quan trọng trong mùa khô, ngoài ra có thể khai thác cho mục đích du lịch và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước ngầm khá phong phú, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

- Khoáng sản: bô-xít là khoáng sản quan trọng nhất với trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Các khoáng sản khác như asen, đá axit, nước khoáng,…

………..

Nội dung video Bài 17: Vùng Tây Nguyên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác