Video giảng địa lí 6 kết nối bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Video giảng Địa lí 6 Kết nối bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4. KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được các loại kí hiệu và các dạng kí hiệu bản đồ
- Đọc được bản đồ, xác định được vị trí tương đối trên bản đồ
- Biết tìm đường đi trên bản đồ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Bản đồ có vai trò như thế nào đối với việc học môn địa lý?
Ở các bài trước chúng ta đã biết thế nào là bản đồ, nắm được cách tính khoảng cách dựa trên tỉ lệ bản đồ. Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Ở bài này, cô sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
Các em hãy quan sát hình 1, hình 2, kết hợp với đọc thông tin trong SHS và cho biết:
- Người ta sử dụng cái gì để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
- Em hãy kể tên một số đối tượng địa lí được kí hiệu bằng kí hiệu điểm.
Video trình bày nội dung:
a. Kí hiệu bản đồ
- Thường có 3 loại: điểm, đường, diện tích
- Đặc điểm:
+ Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kĩ hiệu điểm: Thủ đô, thành phố, mỏ quặng, điểm du lịch, di tích,...
+ Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu đường: tuyến đường biển, dòng biển, hướng gió, dòng sông
+ Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, khu vực phân bố các loại đất, rừng
- Các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích:
+ Kí hiệu điểm gồm: sân bay, bến cảng, nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện.
+ Kí hiệu đường gồm: ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh và đường ô tô.
+ Kí hiệu diện tích gồm: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, vùng nuôi cá, tôm, thủy sản
b. Bảng chú giải
+ Thông qua các kí hiệu và nội dung cho thấy bảng chú giải bên trái thuộc bản đồ tự nhiên và bên phải thuộc bản đồ hành chính.
+ Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã đó là những đơn vị hành chính và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi...
+ Trong bảng chú giải của bản đồ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm, nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi.
Nội dung 2. Đọc một số bản đồ thông dụng
Các em hãy đọc thông tin trong SHS và cho biết: Các bước khi đọc một bản đồ?
Video trình bày nội dung:
a. Cách đọc bản đồ
- Nhóm 1:
+ Nội dung và lãnh thổ: bản đồ Tự nhiên các bán cầu
+ Tỉ lệ bản đồ là 1 : 110 000 000.
+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: phân tầng địa hình, các yếu tố tự nhiên, ...
+ Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể ở châu Mỹ
Các dãy núi: dãy Rốc-ki, dãy An-đét...
Các đồng bằng: đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng Pam-pa...
Các dòng sông lớn: sông Mi-xi-xi-pi, sông Xan Phran-xi-xcô, sông A-ma-dôn,...
- Nhóm 2: Đọc bản đồ hành chính Việt Nam trang 110 SGK
+ Nội dung và lãnh thổ : Bản đồ hành chính của Việt Nam.
+ Bản đồ có tỉ lệ 1:10 000 000.
+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: các đơn vị hành chính (Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh), các ranh giới ...
+ Đọc và xác định các đối tượng:
Thủ đô: Hà Nội
Thành phố trực thuộc TW: Hải Phòng, Đà nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ
Tỉnh/Thành phố nơi em sinh sống: HS xác định địa phương mình
.............
Nội dung video Bài 4 Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.