Video giảng địa lí 6 kết nối bài 21: Biển và đại dương
Video giảng Địa lí 6 Kết nối bài 21: Biển và đại dương. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 21: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Các đại dương trên thế giới và sự tiếp giáp giữa các châu lục
- Đặc điểm của nước biển
- Một số dạng vận động của nước biển và đại dương
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, em hãy tìm hiểu và thảo luận câu hỏi sau:
+ Em có biết tên của các đại dương trên thế giới không? Hãy kể tên chúng.
+ Theo em, biển và đại dương khác nhau như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
+ Các đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích bề mặt Trái Đất?
+ Trên Trái Đất có những đại dương nào?
+ Thái Bình Dương tiếp giáp với những châu lục nào?
+ Ấn Độ Dương tiếp giáp với những châu lục nào?
+ Đại Tây Dương tiếp giáp với những châu lục nào?
+ Bắc Băng Dương tiếp giáp với những châu lục nào?
+ Đại dương thứ 5 trên thế giới có tên gọi là gì?
Video trình bày nội dung:
- Đại dương thế giới là lớp lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất, bao gồm:
Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương,...
Đại dương | Tiếp giáp các châu lục và đại dương | |||
Phía Bắc | Phía đông | Phí nam | Phía tây | |
Thái Bình dương | Giáp Bắc Băng Dương | Giáp bờ tây châu Mỹ | Giáp Châu Nam Cực | Giáp bờ đông châu Á |
Đại Tây Dương | Giáp Bắc Băng Dương | Giáp bờ tây châu Âu | Giáp Châu Nam Cực | Giáp bờ đông châu Mỹ |
Ấn Độ Dương | Giáp châu Á | Giáp châu Á, Châu Đại Dương, Thái Bình Dương | Giáp Châu Nam Cực | Giáp bờ đông châu Phi và châu Đại Dương |
Bắc Băng Dương | Bao quanh Bắc cực có diện tích lớn nhất, tiếp theo là Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, châu Âu, châu Á, châu Mỹ |
NỘI DUNG 2 : NƯỚC BIỂN CÓ VỊ MẶN
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
+ Độ muối trung bình của đại dương là bao nhiêu?
+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình là bao nhiêu?
+ Độ muối trung bình ở vùng biển ôn đới là bao nhiêu?
+ Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là bao nhiêu?
+ Nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt ở vùng nhiệt đới và ôn đới dao động trong khoảng nào?
+ Vì sao ở đối lạnh độ muối của nước biển thấp?
Video trình bày nội dung:
a. Độ muối
- Nước biển có vị mặn, trong một lít nước biển có khoảng 35g muối. Đơn vị đo độ muối là %
- Nước biển có vị mặn vì sự hòa tan muối từ trong lục địa được sông đưa ra hoặc muối được thoát ra từ các núi lửa ngầm trong đại dương, tích tụ theo thời gian mà thành
b. Nhiệt độ
- NĐTB: 170C
- Nhân tố: Bức xạ mặt trời là nhân tố chủ yếu
- Sự khác nhau:
+ Độ muối trung bình vùng biển nhiệt đới cao hơn độ muối trung bình vùng biển ôn đới, độ chênh lệch không đáng kể.
+ Nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt ở vùng nhiệt đới (24 – 27°C) cao hơn nhiều so với vùng biển ôn đới (16 – 180C). Do góc chiếu của tia sáng mặt trời ở vùng nhiệt đới lớn hơn nhiều vùng ôn đới. Vì vậy, càng lên các vĩ độ cao, nhiệt độ nước biển càng thấp
NỘI DUNG 3 : MỘT SỐ DẠNG VẬN ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
+ Sóng biển được hình thành như thế nào?
+ Sóng thần là gì?
+ Sóng thần gây ra những hậu quả gì đối với cuộc sống của con người?
+ Thuỷ triều là gì?
+ Nguyên nhân hình thành thuỷ triều là gì?
+ Dòng biển là gì?
+ Có những loại dòng biển nào?
+ Nguyên nhân hình thành dòng biển là gì?
Video trình bày nội dung:
a. Sóng biển
- Sóng không phải là sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ, thực chất sóng biển là sự chuyển động tại chỗ của các phần tử nước. Chúng ta trông thấy sóng chuyển động thành từng đợt nối tiếp nhau xô vào bờ chỉ là ảo giác
- Phần nguyên nhân gây ra sóng là gió. Gió càng mạnh, sóng biển càng lớn. Hướng sóng biển lan truyền phụ thuộc vào hướng gió.
+ Biểu hiện: các phần nước chuyển động theo chiều thẳng đứng, do tác động của gió thổi ngang, nên các đợt sóng hình thành từ ngoài khơi xô vào bờ.
- Phần sóng thần: Đây là thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp, mặc dù không xảy ra ở nước ta.
b) Thuỷ triều
+ Biểu hiện: nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. Mỗi tháng có hai lần thuỷ triều lên, xuống lớn nhất (triều cường) là các ngày trăng tròn hoặc không trăng đồng thời có hai lần thuỷ triều lên, xuống nhỏ nhất (triều kém) là các ngày trăng khuyết
+ Nguyên nhân: do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
c) Dòng biển
+ Dòng biển là các dòng gước chảy trong biển và đại dương. + Có hai loại dòng biển; Dòng biển nóng chảy tử vĩ đó thấp lên vĩ độ cao và dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp. Dòng biển nóng hay lạnh là so với nhiệt độ nước biển xung quanh.
+ Nguyên nhân chính tạo nên các dòng biển là gió. Gió luôn thay đổi, nhưng các dòng biến tương đối ổn định. Hướng dòng biển phụ thuộc vào hướng gió thịnh hành. Những dòng biến lớn thưởng theo các giải thường xuyên tin phong, gió tây ôn đới gió động cực
+ Dòng biển có vai trò quan trọng đối với việc điều hoà khí hậu giao thông vận tải trên biển, đánh bắt hải sản
+ Ở Thái Bình Dương: Các dòng biển nóng là dòng biển Bắc Xích Đạo, dòng biển Nam Xích Đạo, dòng biển Cư-rô-si-ô, dòng biển Đông Ô-xtrây-li-a, dòng biển Bắc Thái Bình Dương. Các dòng lạnh là dòng biển Ca-li-phoóc-ni-a, dòng biển Pê-ru, dòng biển Bê-rinh.
+ Ở Đại Tây Dương: Các dòng biển nóng là dòng biển Gơn-xtơ-rim, dòng biển Bắc Đại Tây Dương, dòng biển Bắc Xích Đạo, dòng biển Guy-a-na, dòng biển Nam Xích Đạo dòng biển Bra-xin. Các dòng biển lạnh là dòng biển Ca-na-ri, dòng biến Ben-ghê-la, dòng biển Phôn-len.
Nội dung video Bài 21: “Biển và đại dương” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.