Video giảng địa lí 6 kết nối bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
Video giảng Địa lí 6 Kết nối bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 26: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỊA PHƯƠNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Các loại địa hình và sự ảnh hưởng của địa hình đến cuộc sống hàng ngày của người dân.
- Đặc điểm của khí hậu và các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
- Vai trò của sông ngòi đối với cuộc sống hàng ngày và những biện pháp để bảo vệ nguồn nước của địa phương.
- Các loại hình đất và những biện pháp để cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương em.
- Những loài động thực vật đặc trưng ở địa phương em và các biện pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở địa phương.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : ĐỊA HÌNH
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
- Địa phương của em có những loại địa hình nào? (núi, đồng bằng, đồi, cao nguyên,...)
- Các dãy núi hoặc đồi lớn nhất ở địa phương em có tên là gì?
- Địa hình địa phương em có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày của người dân?
Video trình bày nội dung:
1.
Tuỳ vị trí nơi trường đóng, các em có thể nói về đặc điểm các dạng địa hình của địa phương em với các nội dung sau:
- Nếu là dạng địa hình đồng bằng:
+ Thuộc loại nào (do sông, suối nào bồi tụ nên).
+ Đặc điểm bề mặt (bằng phẳng hay gợn sóng).
+ Có thuận lợi cho canh tác nông nghiệp không
+ Dân cư đông đúc hay không.
- Nếu là dạng địa hình cao nguyên:
+ Thuộc loại cao nguyên nào (do núi lừa hoặc do núi đá vôi tạo nên).
+ Đặc điếm bề mặt (bàng phang hay gợn sóng, có đồi hay không), đặc điểm sườn.
+ Có thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc không. + Dân cư đông đúc hay thưa thớt.
- Nếu là dạng địa hình đồi
+ Có nhiều đồi hay không, dạng đồi bát úp đơn độc, hay các dãy đồi kéo dài. + Đặc điếm đỉnh, sườn đồi.
+ Thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp hay không
+ Dân cư có đông đúc hay không.
2.
Nơi HS sinh sống tự điền tên dãy núi hoặc đồi lớn nhất.
3.
- Địa hình: Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng và bồn địa.
- Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 18 - 200C. Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; Độ ẩm trung bình 83 - 87%. Do tác động của địa hình nên khí hậu, có thể chia thành 5 tiểu vùng khí hậu và phân hóa theo độ cao.
- Sông ngòi: Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn (sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim) với tổng chiều dài 320 km. Do đặc điểm sông, suối đều bắt nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên dồi dào về tiềm năng thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Sinh vật: Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh. Với hệ thống thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu.
- Ảnh hưởng của địa hình đến cuộc sống của con người: Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác ít,…
NỘI DUNG 2 : KHÍ HẬU
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
+ Khí hậu ở địa phương em có đặc điểm gì? (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới,...)
+ Mùa nào ở địa phương em có thời tiết dễ chịu nhất? Vì sao?
+ Các hiện tượng thời tiết đặc biệt (bão, mưa lớn, hạn hán,...) ở địa phương em thường xảy ra vào thời gian nào trong năm?
Video trình bày nội dung:
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
NỘI DUNG 3 : SÔNG NGÒI
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
+ Địa phương em có những con sông hoặc kênh rạch nào quan trọng?
+ Các con sông này có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của người dân địa phương?
+ Em có biết những biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước sông ngòi ở địa phương mình không?
NỘI DUNG 4 : ĐẤT
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
+ Đất ở địa phương em chủ yếu là loại đất gì? (đất phù sa, đất cát, đất sét,...)
+ Loại cây trồng nào phù hợp với loại đất ở địa phương em?
+ Có những biện pháp nào để cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương em?
NỘI DUNG 5 : SINH VẬT
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:
+ Địa phương em có những loài thực vật và động vật đặc trưng nào?
+ Có loài động thực vật nào ở địa phương em đang bị đe dọa tuyệt chủng không? Vì sao?
+ Em nghĩ chúng ta nên làm gì để bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở địa phương mình?
Nội dung video Bài 26: “Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.