Video giảng địa lí 6 chân trời bài 9: Cấu tạo của trái đất, động đất và núi lửa

Video giảng Địa lí 6 Chân trời bài 9: Cấu tạo của trái đất, động đất và núi lửa. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9 : CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT, ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Cấu tạo của Trái Đất
  • Các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất
  • Khái niệm về động đất. Những hậu quả mà động đất đã gây ra đối với con người
  • Khái niệm về nùi lửa. Nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em hãy trả lời câu hỏi sau: Em có hiểu biết gì về lòng Trái Đất?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT

Hoạt động 1.

Em hãy trả lời câu hỏi sau: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp, đó là những lớp nào?

Video trình bày nội dung:

- Trái đất gồm 3 lớp:

+ Vỏ Trái đất.

+ Man-ti.

+ Nhân.

- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp vỏ Trái đất.

+ Độ dày: từ 5-70 km.

+ Trạng thái vật chất: rắn, chắc.

+ Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000°C.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp man-ti.

+ Độ dày: gần 3000 km.

+ Trạng thái vật chất: từ quánh dẻo  đến rắn.

+ Nhiệt độ: khoảng từ 1500°C đến 3700°C.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp nhân. 

+ Độ dày: trên 3000 km.

+ Trạng thái vật chất: từ lỏng đến rắn.

+ Nhiệt độ: cao nhất khoảng 5000°C. 

- Lớp vỏ trái đất có:

+ Đặc điểm: là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, đá, không khí, nước, sinh vật,...

+ Cấu tạo: gồm có vỏ lục địa và vỏ đại dương. 

+ Vỏ lục địa đa phần được tạo bởi đá granit và tương đối dày (từ 25 km đến 70 km).

+ Vỏ đại đương là phần cấu tạo bởi đá badan và có độ dày mỏng hơn (từ 5 km đến 10 km).

NỘI DUNG 2 : CÁC MẢNG KIẾN TẠO

Hoạt động 2.

Em hãy trả lời câu hỏi sau: Kể tên một số mảng kiến tạo lớn của Trái Đất. 

Video trình bày nội dung:

- Các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái đất:

+ Mảng Âu – Á.

+ Mảng Thái Bình Dương.

+ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

+ Mảng Phi.

+ Mảng Bắc Mỹ.

+ Mảng Nam Mỹ.

+ Mảng Nam Cực. 

- Việt Nam nằm ở mảng Âu-Á.  

- Cấu tạo của thạch quyển: Thạch quyển là lớp ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm: vỏ Trái Đất và phần trên của man-ti.Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau.

- Các mảng kiến tạo có sự di chuyển. Tách xa nhau hoặc xô vào nhau. 

- Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

NỘI DUNG 3 : ĐỘNG ĐẤT

Hoạt động 3.

Em hãy trả lời câu hỏi sau: Động đất là gì? Hậu quả của động đất là gì?

Video trình bày nội dung:

- Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn. Cường độ động đất mạnh hay yếu tùy thuộc vào sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. Thang đo cường độ động đất phổ biến là thang Richter.

- Nguyên nhân gây ra hiện tượng động đất: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái đất. 

- Hậu quả của hiện tượng động đất: 

+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng, gây thương vong cho con người, hư hại các thiết bị, phương tiện,...

+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển. 

NỘI DUNG 4 : NÚI LỬA

Hoạt động 4.

Em hãy trả lời câu hỏi sau: Núi lửa là gì ? Nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa ?

Video trình bày nội dung:

- Hiện tượng núi lửa là: hiện tượng phun trào mắc-ma lên trên bề mặt Trái Đất. Núi lửa thường phân bố theo nhóm và hầu hết nằm dưới đại dương. Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương.

- Nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa: do mắc-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

- Hậu quả của hiện tượng núi lửa: 

+ Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương,... gây thiệt hại về tài sản lẫn tính mạng con người.

+ Tro bụi gây biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dịch bệnh....).

+ Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất nông nghiệp,...

+ Tuy nhiên, sau khi dung nham phân hủy, sẽ tạo thành lớp đất đỏ màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển cây trồng. 

Nội dung video Bài 9: “Cấu tạo của Trái Đất, động đất và núi lửa” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác