Video giảng địa lí 6 chân trời bài 7: Chuyển động quay quanh mặt trời Của trái đất và hệ quả

Video giảng Địa lí 6 Chân trời bài 7: Chuyển động quay quanh mặt trời Của trái đất và hệ quả. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7 : CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Sự chuyển động quay quanh mặt trời của Trái Đất
  • Hệ quả của sự chuyển động quay quanh mặt trời của Trái Đất

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, em hiểu thế nào về câu tục ngữ sau: 

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : CHUYỂN ĐỘNG QUAY QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

Hoạt động 1.

Em hãy trả lời câu hỏi sau: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?

Video trình bày nội dung:

- Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (từ tây sang đông). 

- Hình dạng quỹ đạo chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất là hình elip.

- Thời gian Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời là 365 ngày 6 giờ (1 năm).

- Độ nghiêng của trục Trái đất vào các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12 khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’.

NỘI DUNG 2 : HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

Hoạt động 2.

Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:

+ Mùa là gì?

+ Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng mùa?

Video trình bày nội dung:

a. Hiện tượng mùa

- Mùa là một khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do trục Trái đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời.

- Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.

- Vào ngày 22 - 12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.

- Từ ngày 21- 3 đến 23 - 9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng do ngả về phía Mặt trời nên nhận nhiều ánh sáng và nhiệt.

- Từ ngày 23 - 9 đến 21- 3 ở bán cầu Nam là mùa lạnh do không ngả về phía Mặt trời nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt. 

b. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

- Nhóm 1: Ngày 22 - 6, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23°27’B. Thời điểm đó, bán cầu Bắc là mùa nóng, ngày dài hơn đêm.

- Nhóm 2: Ngày 22 - 12, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23°27’N. Thời điểm đó, bán cầu Nam là mùa nóng, ngày dài hơn đêm.

- Nhóm 3: Vào ngày 21 - 3 và 23 - 9, Mặt trời chiếu thẳng góc tại xích đạo nên lượng nhiệt và ánh sáng của mặt Trời bằng nhau ở hai bán cầu Bắc và Nam. Bán cầu Bắc hay bán cầu Nam đều có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau.

Nội dung video Bài 7: “Chuyển động tự quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác