Video giảng Địa lí 11 Cánh diều Bài 24 Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Video giảng Địa lí 11 Cánh diều Bài 24 Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 24: THỰC HÀNH – VIẾT BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Viết được báo cáo truyền đạt những nét nổi bật về hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Khai thác, chọn lọc được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Nhật Bản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cả lớp quan sát video liên quan đến việc hoạt động đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=l9yyJIGga2M
Nêu những hiểu biết về hoạt động kinh tế đối ngoại đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Bây giờ, đến phần thực hành rồi! Các em hãy viết báo cáo hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NHẬT BẢN
Nhóm:…..
1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ
- Hợp tác khoa học
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
- Chuyển giao công nghệ
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
- Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Video trình bày nội dung:
BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
Nhóm:…..
1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ
- Hợp tác khoa học
+ Chương trình Đối tác Phát triển của JiCA (chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở) là chương trình thực hiện với mục đích hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, trường đại học, chính quyền địa phương, các tổ chức pháp nhân công …của Nhật Bản thực hiện nguyện vọng triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế.
+ Chương trình được triển khai trong nhiều lĩnh vực giúp cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới.
- Chuyển giao công nghệ
+ Các hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản…), giáo dục, giao thông, sản xuất công nghiệp.
+ Việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ được xem là một trong nội dung quan trọng của công nghiệp Việt Nam – Nhật Bản.
+ Một số công nghệ được chuyển giao phải kể đến như công nghệ CAS (bảo quản nông, thủy sản), KPI lái xe, vắc – xin…
Vải thiều Việt Nam được bảo quản bằng công nghệ CAS vẫn giữ được sự tươi ngon
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).
+ Các lĩnh vực mà các công ty Nhật Bản thường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm sản xuất, dịch vụ tài chính, bất động sản và năng lượng.
+ Các công ty Nhật Bản tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp và các công nghệ mới.
+ Các thị trường đầu tư của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hàn Quốc, các quốc gia Âu và Mỹ La – tinh.
+ Ý nghĩa: là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của công ty Nhật Bản khi giúp mở rộng thị trường, tăng cường sự cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Diễn biến nguồn vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021
Video: https://www.youtube.com/watch?v=EO6Z_IplxTQ
- Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản
+ Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản bao gồm các khoản hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho các quốc gia đang phát triển.
+ Chính phủ cam kết cung cấp hỗ trợ ODA cho hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
+ ODA của Nhật Bản được chia làm nhiều loại, bao gồm các chương trình hợp tác kĩ thuật, giáo dục, y tế và phát triển kinh tế.
+ Nhật Bản cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp để giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nền kinh tế.
Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) Nhà ga T2 của sân bay Nội Bài
Video: https://www.youtube.com/watch?v=XDuPWvmsHWE&t=4s
…
……………………..
Nội dung video Bài 24 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.