Video giảng Địa lí 11 Cánh diều Bài 23 Kinh tế Nhật Bản
Video giảng Địa lí 11 Cánh diều Bài 23 Kinh tế Nhật Bản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 23: KINH TẾ NHẬT BẢN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
- Trình bày được sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế, so sánh được các vùng kinh tế theo những đặc điểm nổi bật.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu.
- Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Bây giờ các em chơi trò chơi: Ai nhanh hơn – trả lời các câu hỏi liên quan đến một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.
Luật chơi như sau:
- Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ có “1 phút vàng” tiếp sức lên bảng ghi tên các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản
- Mỗi một tên thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản sẽ được cộng 10 điểm. Cuối trò chơi đội nào tìm được nhiều nhất sẽ được thưởng phần quà bí mật.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tình hình phát triển kinh tế
Các em hãy cùng nhau thảo luận nhóm và chọn ra đại diện để trả lời những câu sau:
- Quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua những giai đoạn nào? Phân tích quá trình phát triển qua từng giai đoạn.
- Trình bày cơ cấu kinh tế của Nhật Bản. Chỉ ra những chiến lược phát triển kinh tế mà Nhật Bản đề ra.
Video trình bày nội dung:
- Quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:
Nền kinh tế của Nhật Bản có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.
+ Từ năm 1955: kinh tế phát triển với tốc độ cao, bình quân 10%/năm.
+ Năm 1968: kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.
+ Nền kinh tế Nhật Bản chịu tác động của nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ (1970), “bong bóng kinh tế” (1991), khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007 – 2008).
+ Năm 2008: kinh tế Nhật Bản chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, cạnh tranh kinh tế, thiếu lao động…. → Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản thiếu ổn định có xu hướng giảm.
+ Nhật Bản hiện nay vẫn là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Cơ cấu kinh tế:
+ GDP của Nhật Bản đạt 5 040 tỉ USD, chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020).
+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Nhật Bản và chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Chiến lược phát triển kinh tế Nhật Bản:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.
+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.
+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.
+ Xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.
+ Con người và truyền thống văn hóa là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
Nội dung 2. Các ngành kinh tế
Nhiệm vụ 1. Công nghiệp
Cô có bài tập nhỏ sau đây muốn các em làm:
- Trình bày một số đặc điểm chung của nền công nghiệp Nhật Bản.
- Hoàn thành thông tin về các ngành công nghiệp Nhật Bản vào bảng dưới đây:
Ngành công nghiệp | Tình hình phát triển | Phân bố |
Điện tử - tin học | ||
Cơ khí | ||
Luyện kim | ||
Hoá chất | ||
Thực phẩm |
Video trình bày nội dung:
- Đặc điểm chung:
+ Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% trong GDP của cả nước (năm 2020) và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới.
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. các ngành công nghiệp chính là: chế tạo điện tử - tin học, luyện kim, hóa chất, công nghiệp thực phẩm….
+ Nhiều lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới như sản xuất kim loại và vật liệu, đóng tàu, điện tử - tin học. ..
- Các ngành công nghiệp:
Ngành công nghiệp | Tình hình phát triển | Phân bố |
Điện tử - tin học | - Phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới. - Sản phẩm công nghiệp nổi bật là máy tính và rô – bốt. | Các trung tâm lớn là Tô – ky – ô, Na – ga – xa – ki, Phu – xu – ô – ca. |
Cơ khí | - Phát triển mạnh và chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020). - Nổi bật là ngành sản xuất ô tô và đóng tàu đứng hàng đầu thế giới. - Ngành này có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao. | Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là Tô – ky – ô, Na – gôi – a, Ô – xa – ca. |
Luyện kim | - Dựa vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài. - Tốc độ phát triển nhanh ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại. - Nhật Bản là nước xuất khẩu thép đứng thứ hai thế giới. | Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là: Tô – ky – ô, I – ô – cô – ha – ma, Na – gôi – a. |
Hóa chất | - Là một trong những ngành công nghệ cao của Nhật Bản. - Các sản phẩm của công nghiệp hóa chất như: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp… xuất khẩu sang nhiều nước. | Phân bố chủ yếu ở Tô – ky – ô, Na – gôi – a, Cô – chi… |
Thực phẩm | - Sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn. | Phân bố chủ yếu ở I – ô – cô – ha – ma, Ky – ô – tô, Mu – rô – ran. |
…
……………………..
Nội dung video Bài 23 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.