Video giảng Địa lí 11 Cánh diều Bài 14 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

Video giảng Địa lí 11 Cánh diều Bài 14 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 14: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ KHU VỰC TÂY NAM Á

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội đến phát triển kinh tế xã hội.
  • Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Bây giờ cô sẽ tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”: 

Cô chia lớp thành 2 đội, đưa ra các câu hỏi, các em có thời gian 1phút để suy nghĩ và trả lời, đội nào có tín hiệu trả lời nhanh sẽ được quyền trả lời. Trả lời đúng được 5đ/câu, nếu sai thì cơ hội cho đội còn lại.

Câu hỏi 1:Đây là quốc gia nối liền châu Âu và châu Á?

Câu hỏi 2: Quốc gia có thủ đô là Bagdad (Bát - đa)?

Câu hỏi 3: Đây là quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nam Á?

Câu hỏi 4: UAE là tên viết tắt của quốc gia nào?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Vị trí địa lí

Các em hãy cùng nhau thảo luận nhóm và chọn ra đại diện để trả lời những câu sau:

  • Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.
  • Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Nam Á.

Video trình bày nội dung: 

- Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và một phần nội địa châu Á.

- Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á; là cầu nối của ba châu lục Á,  u và Phi; phần đất liền kéo dài từ khoảng vĩ độ 12ºB đến khoảng vĩ độ 42º B. 

- Tiếp giáp với Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-đen.

- Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.

- Ảnh hưởng:

+ Thuận lợi: Tây Nam Á mở rộng giao lưu để phát triển kinh tế với nhiều nước, khu vực trên thế giới; thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, các ngành công nghiệp dầu khí. 

+ Tuy nhiên, vị trí này cũng làm cho khu vực gặp nhiều khó khăn do sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu và những xung đột, tranh chấp về biên giới lãnh thổ, tài nguyên.

Nội dung 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Bây giờ, đến phần thực hành rồi! Các em hãy kẻ bảng trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á và phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình và đất

  

Khí hậu

  

Sông, hồ

  

Khoáng sản

  

Sinh vật

  

Biển

  

Video trình bày nội dung: 

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình và đất

- Địa hình khu vực Tây Nam Á chủ yếu là núi và sơn nguyên. 

+ Núi phân bố ở phía bắc, đông bắc của khu vực và một phần phía tây nam của bán đảo A-ráp: 

+ Các sơn nguyên phân bố ở vùng trung tâm khu vực và phần lớn bán đảo A-ráp  xen lẫn các hoang mạc cát 

- Có đất xám, đất cát hoang mạc,... khô cằn. - Đồng bằng ít, phân bố ở giữa khu vực và ven các biển.

 

- Hoang mạc không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước Tây Nam Á đã phải đầu tư lớn cho thuỷ lợi để phát triển sản xuất.

- Các đồng bằng bồi tụ do sông có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi dân cư tập trung đông

Khí hậu

- Tây Nam Á có khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt. Đây là khu vực có khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới. 

- Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc. 

- Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các hoạt động kinh tế của người dân. Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi. 

-Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn.

Sông, hồ

- Các sông thường ngắn và ít nước, nhiều vùng rộng lớn không có dòng chảy thường xuyên. 

- Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng và tuyết tan trên các vùng núi cao. 

- Khu vực này có một số hồ như: hồ Van, hồ U-mi-a, Biển Chết,... 

- Hai sông lớn nhất khu vực là sông Ti-grơ và O-phrat, bồi đắp nên đồng bằng Lưỡng Hà, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi; từ đây, đã hình thành nên nền văn minh Lưỡng Hà.

- Hồ có giá trị về du lịch.

Khoáng sản

T- ây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. 

+ Dầu mỏ có trữ lượng rất lớn, chiếm khoảng 1/2 trữ lượng của thế giới, phân bố dọc theo vịnh Péc-xích và đồng bằng Lưỡng Hà. 

+ Khí tự nhiên chiếm khoảng 40% trữ lượng của thế giới. 

Tiềm năng dầu mỏ và khí tự nhiên là thế mạnh trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia ở Tây Nam Á.

Sinh vật

- Tây Nam Á có hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài chịu được hạn. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là chủ yếu.

- Ở ven bờ Địa Trung Hải, phía tây của các dãy núi có mưa nhiều hơn nên rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải phát triển; phía đông mưa ít nên chỉ có các cây bụi thấp và thưa.

 

Biển

- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như: Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và các đại dương lớn là Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương

Tạo thuận lợi để Tây Nam Á mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, khai thác khoáng sản, hải sản,...)

……………………..

Nội dung video Bài 14 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác