Video giảng Đạo đức 2 Cánh diều bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình
Video giảng đạo đức 2 Cánh diều bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 9: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
Xin chào cả lớp! Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được một số biểu hiện của việc bảo quản đồ dùng gia đình
- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình
- Nhắc nhở người thân bảo quản đồ dùng gia đình
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sử dụng 1 bảng nhóm và tổ chức thi: Kể tên đồ dùng gia đình, trong 3 phút, nhóm nào kể được nhiều hơn, nhóm đó chiến thắng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- GV treo tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Có những đồ dùng gia đình nào trong căn phòng?
+ Các đồ dùng đó được bảo quản như thế nào?
Video trình bày nội dung:
+ Đồ dùng trong phòng: bàn, ghế, tivi, bình hoa, cốc nước, gối..
+ Các đồ dùng được ném bừa bãi khắp nhà.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình
- GV đặt câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đã làm gì để bảo quản đồ dùng gia đình?
+ Em hãy kể thêm những việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình?
Video trình bày nội dung:
Việc làm của các bạn trong tranh:
+ tranh 1: lau chùi tủ lạnh
+ tranh 2: sắp xếp bàn ghế gọn gàng
+ tranh 3: tắt quạt khi không sử dụng
Hoạt động 3: Trao đổi về sự cân thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân
GV cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:
+ Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến lợi ích gì?
+ Việc không bảo quản đồ dùng gia đình dẫn đến điều gì?
Video trình bày nội dung:
+ Đồ đùng phòng khách: Sắp xếp ngăn nắp, luôn giữ gìn bàn ghế, cốc chén,... sạch sẽ. Nên lau bụi bàn ghế, tủ,... ít nhất 1 tuần/lần (cùng mọi người trong gia đình) bằng vải mềm, ẩm. Những đồ dễ vỡ cần nhẹ tay, cẩn thận khi sử dụng.
+ Đồ dùng phòng ngủ: Sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác trong phòng ngăn nắp, gọn gàng.
+ Đồ dùng phòng bếp: Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đúng vị trí; vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng; không nên phơi đồ dùng bằng gỗ nơi có ánh nắng, gần nguồn điện; không nên sử dụng đổ nhựa để đựng các thức ăn nóng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ,...
+ Đồ dùng nhà vệ sinh: Thường xuyên lau, rửa nhà vệ sinh sạch sẽ, nhất là gương, chậu rửa mặt, bồn cầu. Sau khi tắm nên dùng chổi quét sạch nước trên sàn từ chỗ cao xuống chỗ thấp, nhất là chỗ nước đọng ở mép tường…
Hoạt động 4: Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng cá nhân
................................................
Nội dung video bài 9: bảo quản đồ dùng gia đình còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.