Video giảng Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 3 Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt

Video giảng công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 3 Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhận biết, phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt như: nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng, giống cây trồng.

Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng quan sát hình ảnh và trả lời một số câu hỏi sau: Em hãy chỉ ra những yếu tố chính trong trồng trọt có ảnh hưởng đến cây trồng được minh họa trong Hình 3.1

BÀI 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Nhiệt độ

Theo em, nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây trồng? Em hãy phân tích tác động của nhiệt độ đối với cây trồng?

Video trình bày nội dung:

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cây trồng:

+ Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất quang hợp, tăng hiệu suất hô hấp.

+ Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp và hô hấp.

- Phạm vi nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây khoai tây trong khoảng từ 20 - 26°c. Trong phạm vi đó, cây khoai tây có hiệu suất quang hợp cao (đạt cao nhất ở 26°C), hiệu suất hô hấp thấp (giảm tiêu hao vật chất là sản phẩm quang hợp).

  • Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

+ Nhiệt độ cao làm hạt mất sức sống; rề, thân lá sinh trưởng kém; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém; rút ngắn thời gian sinh trưởng; nhiều loại cây trồng khó tạo củ (khoai tây, hành tây, cải củ,...), khó cuốn bắp (cải bắp. xà lách,...).

+ Nhiệt độ thấp làm hạt khó nảy mầm, cây còi cọc chậm phát triển; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm giảm khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng; giảm năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản.

- Hiệu suất quang hợp và hô hấp ảnh hưởng đến cây trồng:

+ Hiệu suất quang hợp tăng => cây sinh trưởng tốt.

+ Hiệu suất hô hấp tăng => cây sinh trưởng chậm, nhanh già hoá.

 

Nội dung 2. Ánh sáng

Em hãy cho biết ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

Video trình bày nội dung:

- Ánh sáng tác động đến cây trồng qua ba yếu tố:

+ Cường độ chiếu sáng

+ Chất lượng ánh sáng

+ Thời gian chiếu sáng

- Ánh sáng thích hợp làm tăng hiệu suất quang hợp; kích thích sinh trưởng thân, lá; phân cành/phân nhánh tốt; hình thái các bộ phận của cây cân đối; kích thích phân hóa mầm hoa; phân hóa giới tính (hoa đực, hoa cái — ví dụ cây họ bầu bí như dưa chuột, bí xanh, bí đỏ,...) của cây trồng.

- Cây ngày dài: Cây trồng phản ứng với thời gian chiếu sáng trong ngày dài (trên 12 giờ) để phân hoá mầm hoa (thanh long, cải bắp, hành tây,...)

- Cây ngày ngắn: phản ứng với thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn (dưới 12 giờ) được gọi là cây ngày ngắn (hoa cúc, rau muống, khoai lang,...).

 

Nội dung 3. Nước 

Em hãy cho biết việc thiếu nước hoặc thừa nước ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào? Nêu vai trò của nước trong trồng trọt

Video trình bày nội dung:

- Vai trò: Nước tham gia cấu tạo nguyên sinh chất của tế bào; hoà tan và vận chuyển các chất trong cây; tham gia vào các quá trình sinh lí, sinh hoá diễn ra ở trong cây; điều hoà nhiệt độ bề mặt lá cây.

- Các loài cây trồng khác nhau có nhu cầu nước khác nhau.

- Thiếu nước: Cây sinh trưởng, phát triển chậm, còi cọc; giảm năng suất, giảm chất lượng; rụng lá, rụng hoa, rụng quả; cây héo úa và chết khô.

- Thừa nước: Các bộ phận của cây mọng nước, non mềm, dễ bị sâu bệnh hại; giảm chất lượng (giảm độ giòn, ăn nhạt,...); độ ẩm đất quá cao (đất ngập úng) gây nghẹt rễ do thiếu oxygen làm cây héo; khó bảo quản (dễ thối hỏng trong quá trình bảo quản).

 

………..

Nội dung video bài 3: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác