Video giảng Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 3 Khái quát về vật liệu cơ khí
Video giảng Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 3 Khái quát về vật liệu cơ khí. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
BÀI 3: KHÁI QUÁT VỀ VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Xin chào các em, cô rất vui được cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được khái niệm, vai trò và phân loại được vật liệu cơ khí.
- Mô tả được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học, các em hãy đọc và trả lời giúp cô câu hỏi sau: Vật liệu cơ khí là gì? Kể tên một số sản phẩm được làm từ vật liệu inox.
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng nhau bước vào bài học ngày hôm nay: Bài 3. Khái quát về vật liệu cơ khí.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM
Nội dung 1.
Nêu một số vật liệu cơ khí phổ biến và vật liệu cơ khí mới.
Video trình bày nội dung:
Vật liệu cơ khí là các vật liệu được sử dụng trong sản xuất cơ khí để chế tạo ra các máy móc, thiết bị, công trình, đồ dùng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Nồi inox, chảo gang, thìa nhôm, bồn rửa bát inox, vỏ quạt nhựa,…
- Một số vật liệu cơ khí phổ biến là gang, thép, hợp kim nhôm, cao su,.. ngoài ra có một số vật liệu mới như: vật liệu composite, vật liệu nano,… với các tính năng vượt trội.
II. PHÂN LOẠI
Nội dung 2.
- Vật liệu kim loại gồm những loại nào?
= Vật liệu kim loại được dùng chủ yếu trong lĩnh vực nào?
Video trình bày nội dung:
Vật liệu kim loại gồm kim loại và các hợp kim của chúng
→ Được dùng chủ yếu trong sản xuất cơ khí.
- Đặc tính:
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
- Phản xạ ánh sáng với màu sắc đặc trưng
- Có khả năng biến dạng dẻo
- Độ bền cơ học cao
- Độ bền hóa học thấp
- Ví dụ: gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm,…
Hình | Vật liệu cơ khí |
a | Thép |
b | Hợp kim đồng |
c | Gang |
d | Hợp kim nhôm |
- Vật liệu phi kim loại:
- Vật liệu vô cơ (ceramic): là hợp chất giữa kim loại và các phi kim với nhau dưới dạng oxide, nitrit, carbit,…
- Vật liệu hữu cơ (polymer): thành phần hóa học chủ yếu là carbon và hydrogen.
So sánh | Vật liệu vô cơ | Vật liệu hữu cơ |
Thành phần | Hợp chất của kim loại và phi kim hoặc phi kim và phi kim. | Chủ yếu là carbon và hydrogen. |
Tính chất | Không biến dạng dẻo | Biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao |
- Vật liệu mới:
- Composite: gồm hai hoặc nhiều thành phần kết hợp với nhau có tính chất vượt trội hẳn so với vật liệu ban đầu.
- Nano: có câu trúc từ các hạt với kích thước rất nhỏ (1 đến 100 nanomet), có tính chất đặc biệt.
Các ưu điểm nổi bật của vật liệu mới là bền, cứng và nhẹ.
Sản phẩm ở hình 3.5 làm từ vật liệu mới.
...........
Nội dung video Bài 1 – Khái quát về cơ khí chế tạo còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.