Video giảng Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 19 Thân máy và các động cơ đốt trong

Video giảng Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 19 Thân máy và các động cơ đốt trong. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 19: THÂN MÁY VÀ CÁC CƠ CẤU CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được cấu tạo chung của thân máy, nắp máy.
  • Mô tả được cấu tạo chung của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
  • Mô tả được cấu tạo chung của cơ cấu phối khí.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Theo cả lớp, động cơ đốt trong có các cơ cấu chính nào?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu thân máy và nắp máy

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của thân máy và nắp máy

Cô có bài tập nhỏ sau đây muốn các em làm:

  • Thân máy và nắp máy có nhiệm vụ gì?
  • Dựa vào đâu để biết được thân máy và nắp máy ở hình 19.1 là của động cơ 4 lanh?

Video trình bày nội dung: 

- Thân máy và nắp máy là những chi tiết cố định, là nơi để lắp hầu hết các cơ cấu và các hệ thống của động cơ.

- Nắp máy cùng với xilanh, pít tông tạo thành buồng cháy.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr85)

Đối với thân máy, dựa vào số lỗ xilanh trên thân (gồm có 4 lỗ), đối với nắp máy có thể dựa vào số lỗ của đường ống nạp, thải trên nắp máy,…

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về cấu tạo

Để kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi nhỏ nhé! Đó là:

  • Cấu tạo của thân máy, nắp máy phụ thuộc vào những bộ phận nào?
  • Cho biết vai trò của áo nước (cánh tản nhiệt) trên thân xilanh ở hình 19.2.

Video trình bày nội dung: 

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr86)

1. + Cấu tạo thân máy có cấu tạo phức tạp và phụ thuộc vào số xi lanh, phương pháp làm mát, các bố trí các cụm chi tiết của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ.

+ Cấu tạo nắp máy phức tạp và phụ thuộc hình dạng buồng cháy, cách bố trí đường nạp, đường thải và lắp đặt các cụm chi tiết như bugi (hoặc vòi phun), xu páp,…

2. Áo nước (cánh tản nhiệt) có vai trò tản nhiệt để làm mát các chi tiết máy của động cơ đốt trong.

Nội dung 2. Tìm hiểu cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Bây giờ, đến phần thực hành rồi! Các em hãy nêu nhiệm vụ của pít tông, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.

Video trình bày nội dung: 

- Pít tông cùng với xilanh, nắp máy để tạo thành buồng cháy. Trong quá trình làm việc, pít tông truyền lực cho thanh truyền để sinh công và nhận lực từ thanh truyền để thực hiện quá trình nạp, nén và thải.

- Thanh truyền có nhiệm vụ liên kết pít tông và trục khuỷu.

- Trục khuỷu nhận lực từ pít tông tạo mômen quay kéo máy công tác và nhận mômen từ bánh đà dẫn động thanh truyền, pít tông để thực hiện quá trình nạp, nén và thải

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Các em hãy cùng nhau thảo luận nhóm và chọn ra đại diện để trả lời những câu sau:

  • Quan sát hình 19.4 và cho biết cấu tạo của pít tông, vai trò của đỉnh, đầu và thân của pít tông.
  • Quan sát hình 19.5 và cho biết cấu tạo của thanh truyền. Tại sao đầu to thanh truyền được chia làm hai nửa?
  • Quan sát hình 19.6 và cho biết cấu tạo của trục khuỷu. Lỗ dầu trên chốt khuỷu có vai trò gì?
  • Trình bày cấu tạo của bánh đà ở hình 19.7.

Video trình bày nội dung: 

a) Pít tông

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr87)

Cấu tạo pít tông gồm ba phần: đỉnh, đầu, thân. Đỉnh pít tông cùng với xilanh, nắp máy tạo thành buồng cháy. Đầu pít tông có rãnh để lắp xéc măng làm nhiệm vụ bao kín. Thân pít tông làm nhiệm vụ dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xilanh và có lỗ để lắp chốt pít tông liên kết với đầu nhỏ thanh truyền.

 b) Thanh truyền

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr87)

1. Thanh truyền có cấu tạo gồm đầu nhỏ, thân và đầu to. Đầu nhỏ được lắp với chốt pít tông, thường có lỗ hứng dầu bôi trơn. Thân thanh truyền thường có tiết diện chữ I và có kích thước tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to. Đầu to lắp ghép với trục khuỷu và thường được chia làm hai nửa.

2. Để lắp ghép được với trục khuỷu (vị trí lắp ghép là chốt khuỷu), đầu to thanh truyền thường chia làm hai nửa để thuận lợi khi lắp ghép.

c) Trục khuỷu

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr88)

Cấu tạo của trục khuỷu bao gồm: đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, đối trọng và đuôi trục khuỷu. Lỗ dầu trên chốt khuỷu có vai trò dẫn dầu bôi để bôi trơn mối lắp ghép giữa đầu to thanh truyền và chốt khuỷu.

d) Bánh đà

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr88)

Các bộ phận chính của bánh đà gồm: mặt đĩa ma sát, mặt bích và vành răng.

…..

……………………..

Nội dung video Bài 19 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác