Video giảng Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 11 Quá trình sản xuất cơ khí
Video giảng Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 11 Xu hướng và triển vọng phát triển công nghệ in 3D. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 11: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân tích được các bước của quá trình sản xuất cơ khí.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo em, để sản xuất được chiếc ê tô như hình 11.1 thì cần thực hiện những công việc gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu về sản xuất cơ khí
Bây giờ, cả lớp sẽ tìm hiểu bài bằng các trả lời các câu hỏi sau của cô nhé!
Sản xuất cơ khí là gì? Quá trình sản xuất cơ khí thường bao gồm những bước nào?
Video trình bày nội dung:
- Sản xuất cơ khí là quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo ra các sản phẩm cơ khí.
- Quá trình sản xuất cơ khí bao gồm các bước chính: sản xuất phôi, chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.
Nội dung 2. Các bước của quá trình sản xuất phôi
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về sản xuất phôi
Theo em, sản xuất phôi kim loại gồm những công việc nào? Nhiên liệu của quá trình luyện gang?
Video trình bày nội dung:
- Sản xuất phôi là bước đầu tiên của quá trình sản xuất cơ khí.
- Sản xuất phôi kim loại gồm các bước: khai thác quặng, luyện kim và chế tạo phôi.
- Đối với vật liệu phi kim loại, sản xuất phôi bao gồm các công đoạn chính là khai thác nguyên vật liệu tổng hợp hóa học và chế tạo thành phôi.
Nhiệm vụ 2. Chế tạo cơ khí
Để kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi nhỏ nhé! Đó là:
- Kể tên các công việc cần thực hiện cần thực hiện trong cơ khí.
- Trong chế tạo cơ khí, phương pháp gia công nào thường được sử dụng?
Video trình bày nội dung:
- Chế tạo cơ khí bao gồm các bước: chuẩn bị chế tạo, gia công, lắp ráp, kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm. Trong đó hai khâu quan trọng nhất là gia công và lắp ráp các chi tiết tạo thành sản phẩm.
a) Gia công
- Phôi được gia công để tạo thành chi tiết. Các phương pháp gia công thường dùng là tiện, phay, khoan,…
- Tùy theo yêu cầu kĩ thuật và vật liệu của sản phẩm mà sau khi gia công, chi tiết cần được xử lí bề mặt bằng các phương pháp nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện, phun phủ,…để nâng cao chất lượng bề mặt.
- Cuối cùng, chi tiết được kiểm tra, nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang khâu đóng gói hoặc lắp ráp.
b) Lắp ráp và kiểm tra hoàn thiện
- Mục đích của lắp ráp là tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Sau khi lắp ráp, cần kiểm tra chất lượng sản phẩm.
*Kết luận:
- Với sản phẩm cơ khí là tổ hợp của nhiều chi tiết thì khâu cuối của chế tạo cơ khí là lắp ráp chi tiết tạo thành sản phẩm.
- Sau khi lắp ráp, cần kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Đối với sản phẩm là các thiết bị hoạt động cần kiểm tra hoạt động của chúng.
+ Đối với thiết bị có yêu cầu phải chạy rà trơn thì tiến hành chạy rà.
….
……………………..
Nội dung video Bài 11 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.