Video giảng Công nghệ 8 chân trời Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí
Video giảng Công nghệ 8 chân trời Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7. NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ
Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
- Nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.
Em hãy cho biết người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí. Sau khi quan sát, em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Đặc điểm một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí
Em hãy trả lời ngắn hai câu hỏi sau:
- Những ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
- Nêu đặc điểm của từng ngành nghề đó.
Video trình bày nội dung:
- Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí là:
+ Kĩ sư cơ khí.
+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí.
+ Thợ luyện kim loại.
+ Thợ hàn.
+ Kĩ sư luyện kim.
+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.
+ Thợ lắp đặt máy móc thiết bị.
- Đặc điểm:
+ Kĩ sư cơ khí:
Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị,...
Tư vấn, chỉ đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa.
Nghiên cứu và tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.
+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí:
Thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp,...
+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc:
Lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp.
Nội dung 2. Yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí
Theo các em, có những Yêu cầu nào của người lao động đối với nghề kĩ sư cơ khí?
Video trình bày nội dung:
- Yêu cầu của người lao động đối với nghề kĩ sư cơ khí:
+ Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí.
+ Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí.
+ Có kĩ năng đọc bản vẽ và phân tích yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ cơ khí.
+ Có kĩ năng tổ chức quản lí, phân công công việc trong phân xưởng công khí.
+ Có kĩ năng lập quy trình công nghệ để gia công chi tiết cơ khí.
+ Có kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc.
Nội dung 3. Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Theo em, Cần có những yếu tố gì để cho thấy bản thân phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí?
Video trình bày nội dung:
- Sở thích:
+ Về nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
Có quan tâm và muốn tìm hiểu về nghề nào không?
Có muốn theo đuổi nghề nào không?
+ Về những nhiệm vụ của những nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
Có thấy hoạt động cơ khí nào mong muốn làm không?
Có thích tự mình làm các sản phẩm cơ khí không?
- Khả năng:
+ Về khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
Có thể thực hiện tốt hoạt động liên quan đến cơ khí không?
Có dễ dàng trình bày về các vấn đề liên quan đến cơ khí không?
Có năng khiếu học tập, tìm hiểu về các nội dung liên quan đến cơ khí không?
+ Về những kĩ năng cần thiết đối với nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
Có kĩ năng phân tích, tổng hợp về bản vẽ kĩ thuật không?
Có kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề về kĩ thuật, cơ khí không?
Có kĩ năng tổ chức, quản lí công việc trong ngành có khí không?
………..
Nội dung video Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày tóm tắt được những kiến thức đã học về vật liệu cơ khí thông dụng, dụng cụ gia công cầm tay, các phương pháp gia công cơ khí với dụng cụ gia công cầm tay, truyền và biến đổi chuyển động, ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
- Vận dụng những kiến thức đã học ở Chương 2 để giải quyết các câu hỏi, bài tập đặt ra xoay quanh chủ đề về cơ khí.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.
Em hãy cho biết thước lá có công dụng như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nêu tóm tắt, ngắn gọn những kiến thức chủ yếu đã được học trong chương II.
Video trình bày nội dung:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để nắm rõ nội dung, các em làm bài tập sau:
Câu 1: Lõi dây điện được làm từ vật liệu nào?
A. gang
B. thép
C. cao su
D. đồng
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là: D. đồng
Câu 2: Một bộ truyền động có đai có tốc độ quay của bánh dẫn là 60 vòng/phút, tốc độ quay của bánh bị dẫn là 40 vòng/phút. Biết đường kính của bánh dẫn là 50 cm. Tính tỉ số truyền động.
A. i = 1,5
B. i = ⅔
C. i = 75
D. i = 33
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là: A. i = 1,5
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?
A. Kẹp vật cưa đủ chặt
B. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn
C. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạt cưa
D. Lưỡi cưa căng vừa phải
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là: B. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn
Câu 4: Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công:
A. Bằng 0,5 mm
B. Dưới 0,5 mm
C. Trên 0,5 mm
D. Trên 1 mm
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là: C. Trên 0,5 mm
Câu 5: Khi dũa không cần thực hiện thao tác nào?
A. Đẩy dữ tạo lực cắt
B. Kéo dũa về tạo lực cắt
C. Kéo dũa về không cần cắt
D. Điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là: B. Kéo dũa về tạo lực cắt
………..
Nội dung video Ôn tập Chương 2 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.