Video giảng Công nghệ 8 chân trời Bài 6 Truyền và biến đổi chuyển động
Video giảng Công nghệ 8 chân trời Bài 6 Truyền và biến đổi chuyển động. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6. TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động; cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
- Tháo lắp và tính toán được tỉ số truyền của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.
Em hãy cho biết bộ phận nào được dùng để truyền chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
Các em cùng thảo luận trả lời các câu hỏi sau đây:
• Truyền chuyển động động là gì?
• Nêu cấu tạo của truyền chuyển động
• Nguyên lí làm việc của truyền chuyển động được thực hiện như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Quá trình truyền chuyển động đạp xe của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được: Con người tác động lên bàn đạp, truyền đến đĩa xích, thông qua dây xích, truyền đến líp làm quay bánh xe sau.
Truyền chuyển động ăn khớp
- Cấu tạo: gồm một cặp bánh răng (truyền động bánh răng) hoặc đĩa xích (truyền động xích) ăn khớp với nhau và truyền chuyển động cho nhau.
- Nguyên lí: Khi bánh dẫn 1 (có Z1 răng) quay với tốc độ n1 (vòng/phút) làm cho bánh bị dẫn 2 (có Z2 răng) quay với tốc độ n2 (vòng/phút).
Truyền động đai
- Cấu tạo: gồm một cặp bánh đai truyền chuyển động cho nhau thông qua dây đai.
- Nguyên lí: Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút) làm cho bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) quay với tốc độ n2 (vòng/phút).
Nội dung 2. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Em hãy cho biết biến đổi chuyển động là gì? Nêu cấu tạo và nguyên lí của cơ cấu tay quay con trượt và thanh lắc?
Video trình bày nội dung:
Các bộ phận của máy có các dạng chuyển động khác nhau. Khi dạng chuyển động sau cùng của bộ máy khác với dạng chuyển động của bộ phận tạo chuyển động thì phải có một cơ cấu để thực hiện quá trình biến đổi đó.
Cơ cấu tay quay con trượt
- Cấu tạo: tay quay 1, thanh truyền 2, con trượt 3 và giá đỡ 4.
Trả lời câu hỏi 5 Khám phá SHS tr.45:
- Nguyên lí: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại hoặc lên xuống trong giá đỡ 4.
Cơ cấu tay quay thanh lắc
- Cấu tạo: gồm tay quay 1, thanh truyền 2, thanh lắc 3 và giá đỡ 4.
- Nguyên lí: Khi tay quay 1 quay xung quanh trục A thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.
………..
Nội dung video Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.