Video giảng Công nghệ 8 chân trời Bài 4: Vật liệu cơ khí
Video giảng Công nghệ 8 chân trời Bài 4: Vật liệu cơ khí. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được một số vật liệu thông dụng
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Các em hãy quan sát hình ảnh 4.1 cô đang chiếu trên bảng: Vì sao nhà sản xuất sử dụng những vật liệu khác nhau cho các chi tiết khác nhau của chiếc xe đạp địa hình như ở hình 4.1?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu vật liệu kim loại
Nhiệm vụ 1: Kim loại đen
Các em hãy đọc nội dung mục 1.1 kết hợp quan sát hình 4.2 SHS trang 30 và trả lời câu hỏi:
- Các sản phẩm được chế tạo từ kim loại đen trong hình 4.2 có đặc điểm như thế nào?
- Nên chọn loại vật liệu nào để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy?
- Thành phần chính của kim loại đen là gì?
- Kim loại đen gồm mấy loại?
Video trình bày nội dung:
- Đặc điểm kim loại đen: màu đen, xám đen, xám trắng; cứng chắc
- Chọn vật liệu: kim loại đen để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy.
- Thành phần chính:
+ Kim loại đen có thành phần chính là sắt và carbon.
+ Tỉ lệ carbon càng cao thì vật liệu càng cứng.
- Kim loại đen có 2 loại chính:
+ Thép (tỉ lệ carbon ≤ 2,14%).
+ Gang (tỉ lệ carbon > 2,14%).
Nhiệm vụ 2: Kim loại màu
Em hãy đọc nội dung mục 1.2 kết hợp quan sát hình 4.3 SHS trang 31và cho biết:
- Theo em, nhà sản xuất dựa vào đặc tính nào của kim loại màu để sản xuất các sản phẩm trong hình 4.3?
- Nêu tên một số sản phẩm thông dụng trong đời sống được làm bằng kim loại màu?
- Em hãy nêu khái niệm kim loại màu? Kim loại màu có đặc điểm gì?
Video trình bày nội dung:
- Nhà sản xuất dựa vào đặc tính:
+ Hình hộp đựng thực phẩm: tính dễ dát mỏng.
+ Hình lõi dây điện: tính dẫn điện.
+ Hình lò xo: tính dẻo, dễ uốn cong.
+ Hình nồi: tính dẫn nhiệt.
- Một số sản phẩm: vòng, nhẫn vàng/ bạc; xoong, nồi, chảo; lõi dây điện; hộp đựng thực phẩm;...
- Khái niệm: Kim loại màu là các loại kim loại trong thành phần không chứa sắt.
- Đặc điểm: Kim loại màu có đặc tính: chống ăn mòn; dế gia công; dẫn điện, dẫn nhiệt tốt;... và không có độ bền cao như kim loại đen.
Nội dung 2. Tìm hiểu vật liệu phi kim loại
Nhiệm vụ 1: Chất dẻo
Các em hãy quan sát hình 4.4 SHS trang 32 và trả lời câu hỏi:
- Theo em, các sản phẩm từ vật liệu phi kim loại có đặc điểm chung như thế nào?
- Hãy kể tên một số sản phẩm trong gia đình được làm từ vật liệu phi kim loại?
- Vật liệu phi kim loại được phân thành mấy loại? Nhóm chất dẻo bao gồm những gì?
Video trình bày nội dung:
- Đặc điểm chung: không bị oxy hóa, không dẫn điện, không dẫn nhiệt và ít bị mài mòn
- Một số sản phẩm trong gia đình: ống nước, lốp xe, cốc thủy tinh, ghế, bình nước, rổ, đế giày....
- Phân loại: Vật liệu phi kim loại gồm 2 nhóm chính là nhóm chất dẻo và nhóm cao su (độ đàn hồi cao).
- Nhóm chất dẻo gồm:
+ Chất dẻo nhiệt (dẻo, nhiệt độ nóng chảy thấp).
+ Chất dẻo nhiệt rắn (cứng, chịu nhiệt).
.............
Nội dung video Bài 4. Vật liệu cơ khí còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.