Slide bài giảng tin học 8 kết nối bài 15: Gỡ lỗi
Slide điện tử bài 15: Gỡ lỗi. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tin học 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 15: GỠ LỖI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Lỗi logic là lỗi gì?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
1. Kiểm thử và phân loại lỗi
2. Phát hiện lỗi và sửa lỗi logic
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Kiểm thử và phân loại lỗi
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Theo em, kiểm thử là gì?
Nội dung ghi nhớ:
a) Kiểm thử
+ Việc chạy thử chương trình để kiểm tra (còn gọi là kiểm thử) nhằm phát hiện những tình huống bất thường (lỗi) khi thực hiện chương trình.
+ Các lỗi cần được loại bỏ trước khi chương trình được coi là sản phẩm hoàn chỉnh và có thể chia sẻ với người khác.
→ Cần phải chạy thử chương trình để phát hiện và loại bỏ lỗi.
b) Phân loại lỗi
- Lỗi cú pháp là lỗi viết câu lệnh sai quy tắc, làm cho chương trình không hoạt động.
- Lỗi lôgic là lỗi câu lệnh, tuy được viết đúng quy tắc nhưng thực hiện sai so với kịch bản.
2. Phát hiện lỗi và sửa lỗi logic
GV đưa ra câu hỏi: Em hãy cho biết cách sửa lỗi?
Nội dung ghi nhớ:
a) Phát hiện lỗi lôgic
1) Dựa vào tư duy logic về thứ tự thực hiện các câu lệnh để phát hiện lỗi.
2) Dựa vào thực nghiệm, phát hiện lỗi bằng cách loại trừ những phần chương trình chạy đúng.
b) Sửa lỗi
- Khi đã biết vị trí câu lệnh xảy ra lỗi trong chương trình và cách thức câu lệnh tạo ra lỗi → có thể đưa ra những cách sửa lỗi phù hợp với yêu cầu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:
Câu 1: Em có thể kiểm tra trò chơi mà mình đã tạo hoạt động có tốt không bằng cách?
- Hỏi thầy cô giáo
- Tham khảo các bài khác
- Xem chương trình chạy đúng với kịch bản hay không
- Đáp án khác
Câu 2: Thông thường thì trò chơi sẽ thông báo số lần đoán khi người chơi đoán đúng?
- Biến
- Hằng số
- Số bí mật
- Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 3: Việc chạy thử chương trình để kiểm tra nhằm ?
- Thử nghiệm chương trình
- Cho chương trình hoạt động
- Phát hiện những tình huống bất thường khi chạy chương trình
- Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 4: Các lỗi cần được loại bỏ khi?
- Trước ki chương trình được coi là sản phẩm hoàn chỉnh
- Có thể chia sẻ với người khác
- Cả ba đáp án trên đều đúng
- Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 5: Em có thể phát hiện lỗi khi chạy thử chương trình nhờ phát hiện ra?
- Chương trình không hoạt động
- Số lần đoán hiển thị không đúng với số lần thực tế mà người chơi đã đoán
- Biến thay đổi
- Đáp án khác
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy chọn một cách khác với cách đã nêu trong phần b) Sửa lỗi của mục 2 để sửa lỗi của chương trình được cho trong Hình 15.1?
Câu 2: Đổi vai trò máy tính và người chơi trong trò chơi Đoán số. Em chọn một số nguyên trong khoảng từ 1 đến 120 và viết số đó ra giấy. Máy tính sẽ hiển thị một số mà em phải trả lời bằng các phím “d', ”c” hoặc ”t' tương ứng với tình huống số máy tính hiển thị đúng, cao hơn hay thấp hơn số em đã chọn. Hãy viết chương trình để sau một số bước càng ít càng tốt, máy tính tìm ra số em đã chọn. Chạy thử, phát hiện và sửa các lỗi của chương trình đó?