Slide bài giảng Tin học 5 Chân trời bài 9: Cấu trúc tuần tự
Slide điện tử bài 9: Cấu trúc tuần tự. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tin học 5 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9. CẤU TRÚC TUẦN TỰ
KHỞI ĐỘNG
Quan sát Hình 1 và cho biết có thể thay đổi thứ tự các bước mà vẫn thực hiện được việc tính diện tích mảnh vườn không.
Bước 1. Xác định số đo a của cạnh mảnh vườn hình vuông.
Bước 2. Tính diện tích mảnh vườn theo công thức S=a x a.
Bước 3. Thông báo kết quả tính diện tích S.
Trả lời rút gọn:
Không thể thay đổi thứ tự các bước trên
1. CẤU TRÚC TUẦN TỰ
Câu hỏi: Sắp xếp và đánh số thứ tự các việc ở Hình 2 theo trình tự thực hiện tính diện tích sân chơi hình chữ nhật.
- Thông báo kết quả tính diện tích S.
- Xác định số đo chiều dài a của sân.
- Tính diện tích sân theo công thức S = a x b.
- Xác định số đo chiều rộng b của sân.
Trả lời rút gọn:
Thứ tự:
- Xác định số đo chiều dài a của sân.
- Xác định số đo chiều rộng b của sân.
- Tính diện tích sân theo công thức S = a x b.
- Thông báo kết quả tính diện tích S.
Câu hỏi 2: Sản phẩm của em ở câu 1 có phải là một mô tả cấu trúc tuần tự không? Tại sao?
Trả lời rút gọn:
Đó là mô tả cấu trúc tuần tự vì các lệnh/ bước trong chương trình cần thực hiện lần lượt từ trên xuống.
2. CẤU TRÚC TUẦN TỰ TRONG SCRATCH
Câu hỏi 1: Khi nháy chuột vào nút lệnh cờ xanh (Go), chương trình Scratch ở Hình 3 sẽ hoạt động như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Khi nháy chuột vào nút lệnh cờ xanh (Go), chương trình Scratch ở Hình 3 sẽ hỏi Nhập số đo của cạnh khu vườn.
Câu hỏi 2: Chương trình Scratch ở Hình 3 có phải là chương trình có cấu trúc tuần tự hay không? Tại sao?
Trả lời rút gọn:
Đó là cấu trúc tuần tự vì các lệnh trong chương trình cần thực hiện lần lượt từ trên xuống.
3. TẠO BIẾN TRONG SCRATCH
Câu hỏi: Nếu các bước tạo biến S trong Scratch
Trả lời rút gọn:
LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Sắp xếp các lệnh, khối lệnh dưới đây để tạo chương trình Scratch tương ứng với mô tả cấu trúc tuần tự việc tính diện tích sân chơi hình chữ nhật em đã thực hiện tại của mục 1 ở phần Khám phá
Trả lời rút gọn:
Sắp xếp: a – d – b - c
Câu hỏi 2: Trong chương trình Scratch tính diện tích sân chơi ở bài tập 1, em cần tạo những biến nào? Nêu các bước thực hiện tạo các biến đó.
Trả lời rút gọn:
Em cần tạo các biến a, b và S.
Cách tạo biến, em hãy tham khảo cách làm dưới đây:
Câu hỏi 3: Làm việc cùng với bạn để thực hiện các yêu cầu sau:
a) Mô tả việc tính chu vi C của hình tròn có số đo đường kính ở dưới dạng liệt kê các bước.
b) Việc tính chu vi hình tròn được mô tả ở câu a có phải là việc có cấu trúc tuần tự không? Tại sao?
c) Cho biết em cần tạo những biến nào khi thực hiện tạo chương trình Scratch tính chu vi C của hình tròn có số đo đường kính d được nhập từ bàn phím.
Trả lời rút gọn:
a, Các bước:
- Xác định số đo đường kính d của đường tròn
- Tính chu vi đường tròn theo công thức C = d x 3.14
- Thông báo kết quả tính chu vi đường tròn C
b, Việc tính chu vi hình tròn được mô tả ở câu a là việc có cấu trúc tuần tự vì phải lần lượt thực hiện theo các bước từ trên xuống dưới
c, Cần tạo các biến d và C
VẬN DỤNG
Hãy tạo chương trình Chào hỏi cho phép nhập tên người dùng từ bàn phím, sau đó nhân vật mèo trong Scratch sẽ nói "Chào bạn" kèm theo tên người dùng vừa nhập. Ví dụ, khi chạy chương trình, nhập tên người dùng là "Lan", nhân vật mèo sẽ nói "Chào bạn Lan" (Hình 6)
Trả lời rút gọn: