Slide bài giảng tiếng Việt 5 chân trời bài: Ôn tập cuối học kì I (tiết 3)
Slide điện tử bài: Ôn tập cuối học kì I (tiết 3). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 34. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
TIẾT 3
Câu 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Trinh dẫn tôi vào vườn, bí mật:
- Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!
Đến góc ao, Trinh vít cành ổi xa nhất xuống, chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt:
- Cậu xem, thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng, ngon nhất vườn đấy. Qủa to, cùi dày, ăn giòn và thơm chẳng kém gì lê. Tớ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba..sáu, bảy, tám…phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!
Thấy tôi chăm chú nhìn chùm hoa ổi, Trinh nói tiếp:
- Tớ có một dự định này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!
Theo Trần Hoài Dương
Trả lời rút gọn:
- Danh từ: vườn, ao, ổi găng, quả, hoa.
- Động từ: dẫn, vít, phát hiện, nở.
- Tính từ: xa, trắng muốt, dày, giòn, thơm, ít.
- Đại từ: tôi, tớ.
Câu 2: Chọn đại từ phù hợp trong khung thay cho mỗi trong đoạn văn sau:
(ai, đó, nó, ta)
Thầy mỉm cười rồi nói:
- Lúa gạo quý vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì
rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua thì không ai lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc,
biết dùng thì giờ?
chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
Theo Trịnh Mạnh.
Trả lời rút gọn:
ta - nó - ai - đó.
Câu 3: Thực hiện yêu cầu:
a. Dựa vào nội dung bài đọc “Lễ ra mắt Hội Nhi đồng Cứu quốc” trang 72, 73 và các câu trả lời của bạn Chương, thay bằng các câu hỏi phù hợp để hoàn chỉnh đoạn phỏng vấn sau:
Phóng viên: - Đố bạn biết ?
Chương: - Đội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 tại thôn Nà Mạ.
Phóng viên: - Khi mới thành lập, ?
Chương: - Hội có 5 đội viên
Phóng viên: - ?
Chương: Kim Đồng, Cao Sơn, Thủy Tiên, Thanh Thủy, Thanh Minh.
Phóng viên: - ?
?
Chương: - Tớ thích nhất bí danh Kim Đồng vì bí danh mang ý nghĩa “chú bé gang thép”.
b. Chỉ ra các đại từ đã sử dụng ở bài tập a.
Trả lời rút gọn:
Phóng viên: - Đố bạn biết Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập vào thời gian và địa điểm nào?
Chương: - Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 tại thôn Nà Mạ.
Phóng viên: - Khi mới thành lập, Hội có bao nhiêu người?
Chương: - Hội có 5 đội viên.
Phóng viên: - Bạn hãy kể tên năm đội viên đó?
Chương: - Kim Đồng, Cao Sơn, Thuỷ Tiên, Thanh Thuỷ, Thanh Minh.
Phóng viên: - Trong năm đội viên đó, bạn thích nhất bí danh nào nhất? Vì sao?
Chương: - Tớ thích nhất bí danh Kim Đồng, vì bí danh mang ý nghĩa “chú bé gang thép”