Slide bài giảng tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Lộc vừng mùa xuân
Slide điện tử bài 7: Lộc vừng mùa xuân. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 41. LỘC VỪNG MÙA XUÂN
Khởi động
Tìm từ ngữ miêu tả cây lộc vừng được vẽ trong bức tranh minh hoạ bài đọc dựa vào gợi ý:
Trả lời rút gọn:
Thân: "Gốc nhoài chín nhánh rồng bay"
Gốc: "Gốc rêu trầm tích ngùi thơm sẽ sàng"
Cành, lá: “Tán nhòa trong bóng vua xưa”
Hoa: "Dây hoa thả những chuỗi cườm", "Hứng chùm bông phấn bay bay"
ĐỌC: LỘC VỪNG MÙA XUÂN
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Khổ thơ đầu giới thiệu những gì đặc biệt về cây lộc vừng ở Hồ Gươm?
Trả lời rút gọn:
Là một biểu tượng cổ xưa, gắn liền với lịch sử, với thân cây và gốc nhoài như "chín nhánh rồng bay", mô tả sự mạnh mẽ và uyển chuyển. Nhấn mạnh vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính và sự gắn bó của cây với lịch sử nước nhà.
Câu 2: Câu thơ sau gợi nhắc đến câu chuyện nào?
Tán nhoà trong bóng vua xưa
Dáng nghiêng kính cẩn như vừa trả gươm.
Trả lời rút gọn:
Câu thơ nhắc đến câu chuyện lịch sử nổi tiếng về Lễ trả gươm Thuận Thiên của vua Lê Lợi tại Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) ở Hà Nội. Câu chuyện này là một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, biểu tượng cho ý chí độc lập và tự chủ của dân tộc.
Câu 3: Hoa lộc vừng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Trả lời rút gọn:
Hoa lộc vừng được tả bằng hình ảnh "Dây hoa thả những chuỗi cườm", "Hứng chùm bông phấn bay bay”.
Câu 4: Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Em thích khổ thơ cuối cùng vì nó gợi lại ký ức tuổi thơ của người viết khi họ lắng nghe những câu chuyện xưa cũ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa lộc vừng