Slide bài giảng tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Luyện tập sử dụng từ ngữ

Slide điện tử bài 4: Luyện tập sử dụng từ ngữ. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ NGỮ

Câu 1: Chọn một từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi trong đoạn văn sau:

Ngoài vườn, nắng đẹp (vô vàn, vô tận, vô ngần). Khung cửa sổ xanh cắt lên vườn chuối một bức tranh mùa hạ nên thơ. Nắng sưởi trên tàu chuối xanh non, chỗ xanh trong, chỗ (óng, óng ánh, láng bóng) như mạ bạc, (soi, rọi, phản chiếu) lên trần bếp một thứ ánh sáng (dịu, dìu dịu, dịu dàng) xanh mướt. Một con chim nào hót (lánh lót, liu riu, lanh canh) trong rừng cao su xa xa… rồi lại im lặng. 

Trả lời rút gọn:

Ngoài vườn, nắng đẹp vô ngần. Khung cửa sổ đen xanh cắt lên vườn chuối một bức tranh mùa hạ nên thơ. Nắng sưởi trên tàu chuối xanh non, chỗ xanh trong, chỗ láng bóng như mạ bạc, phản chiếu lên trần bếp một thứ ánh sáng rất dịu, xanh mướt và thái bình. Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa... rồi lại im lặng. 

 

Câu 2: Tìm 3 - 4 từ gợi tả màu sắc của mặt trời.    M: đỏ chói

Trả lời rút gọn:

- Rực rỡ

- Vàng óng

- Đỏ thẫm

- Cam chói

 

Câu 3: Viết 3 - 4 câu tả vẻ đẹp của mặt trời vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 2.

Trả lời rút gọn:

Khi bình minh lên, mặt trời dần hiện hình từ sau đỉnh núi, tỏa ra những tia nắng rực rỡ, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Bầu trời chuyển từ màu xanh thẫm sang vàng óng, rồi đỏ thẫm ở chân trời, tạo nên một khung cảnh huyền ảo. Ánh sáng cam chói của mặt trời len lỏi qua kẽ lá, đánh thức muôn loài, báo hiệu một ngày mới đầy hứa hẹn.

 

Câu 4: Thực hiện yêu cầu:

a. Dựa vào lời giải nghĩa, đặt câu để phân biệt các từ sau:

Đựng: chứa ở trong lòng của đồ vật

Giữ: làm cho ở nguyên tại vị trí nào đó

Mang: giữ cho lúc nào cũng cùng theo với mình mà di chuyển.

b. Thay các trong đoạn thơ sau bằng một từ phù hợp ở bài tập a:

Âm thanh trong dây đàn

Mùi thơm ở muôn vàn bông hoa

Cái quạt gió trong nhà

Kho cổ tích lòng bà bà ơi

                      Theo Lê Hồng Thiện 

Trả lời rút gọn:

a. - Chúng ta nên sử dụng bình cá nhân để đựng nước.

- Sau khi học xong, tôi xin mẹ giữ lại những cuốn sách cũ để quyên góp cho các bạn vùng cao.

- Mỗi sáng đi học, tôi đều mang theo chiếc bánh để ăn vào bữa xế.

b. Âm thanh đựng trong dây đàn

Mùi thơm đựng ở muôn vàn bông hoa

Cái quạt đựng gió trong nhà

Kho cổ tích đựng lòng bà, bà ơi!