Slide bài giảng tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo

Slide điện tử bài 3: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VIẾT: TÌM Ý, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

Câu 1: Đọc truyện “Sự tích cây thì là” và thực hiện yêu cầu:

a. Tìm các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện.

b. Chọn một sự việc ở phần diễn biến và chia sẻ với bạn: Em sẽ thêm vào sự việc đó những chi tiết nào để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?

Trả lời rút gọn:

a. 

- Mở đầu: Ngày xưa … một cái tên thật đẹp.

- Diễn biến: Cây có hương thơm dịu … cho nó một cái tên.

- Kết thúc: Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.

b. Chi tiết thêm vào sự việc: Thì là chạy đến gặp Trời:

 Vừa đến cổng thiên đình, nó thở hổn hển rồi tâu với Trời:

- Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha mẹ. Vì vậy mà con tới muộn. Xin ngài thứ lỗi cho con.

- Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con.

- Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ. 

- Nhánh cây nhỏ nhanh nhảu đáp.

- Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là…

 

 

Câu 2: Dựa vào bài tập 1, lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chỉ tiết sáng tạo.

Gợi ý: 

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:

- Tên truyện

- Nhân vật

- ?

Thân bài: Ghi lại các sự việc chính ở phần diễn biến của câu chuyện. Chọn một sự việc, ghi chép lại cụ thể những chi tiết thể hiện sự sáng tạo:

- Tả ngoại hình các nhân vật

- Kể hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật gắn với tình huống cụ thể.

- ?

Kết bài: 

- Nêu kết thúc của câu chuyện

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện.

- ?

Trả lời rút gọn:

Ngày xửa ngày xưa, hồi đó cây cỏ trên thế gian vẫn chưa có tên gọi riêng. Một ngày kia, ông Trời cho gọi tất cả các loài cây cỏ lại để ban tên cho riêng từng loài.

Có cây tỏa hương dịu dàng thì đòi được tên Lan, còn cây õng a õng ẹo, uyển chuyển múa thân mình thì lại xin đặt tên là Tóc Tiên, cây cao lớn hiên ngang đến thì được ông Trời gọi là Thông. Còn các loài rau cỏ cũng không ngoại lệ. Chúng cứ thế chen chúc kéo tới mà nài nỉ ông Trời ban cho chúng cái tên đẹp như là Dấp Cá, Húng, Tía Tô, Quế,...

Đến tận lúc cuối ngày, ông Trời cũng đã thấm mệt, lúc đó có một cành cây rất nhỏ bé hớt hải vội chạy tới. Vừa đến cổng thiên đình, nó thở hổn hển rồi tâu với Trời:

- Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha mẹ. Vì vậy mà con tới muộn. Xin ngài thứ lỗi cho con.

- Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con.

- Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ. - Nhánh cây nhỏ nhanh nhảu đáp.

- Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là…

Nó nghe ông Trời nói vậy thì mừng quá mà hét toáng:

- Tôi có tên gọi rồi! Từ nay tôi là Thì Là!

Vì vui mừng quá mà nó vội vã cảm ơn vì ông Trời đã đặt tên cho nó rồi lao nhanh về nhà để khoe cho bà nó biết chuyện này và cũng để chăm sóc cho bà. Chính vì nó hấp tấp vội vàng nên đâu hay chữ “thì là” kia đâu phải là tên ông Trời định đặt cho nó đâu, đó chỉ là do ông ngập ngừng vì chưa thể nghĩ ra một cái tên thật đẹp dành cho nó mà thôi.

Tuy nhiên từ ngày đó, mọi người đều quen gọi nó là Thì Là hoặc cũng có thể gọi là Thìa Là. Cái tên của nó tuy rất bình dị và chả có gì là đặc biệt nhưng chưa một loài cây cỏ nào dám mỉa mai, chế giễu nó về chuyện này vì không loài nào có thể so sánh với nó về lòng hiếu thảo.