Slide bài giảng tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Bài văn kể chuyện sáng tạo

Slide điện tử bài 2: Bài văn kể chuyện sáng tạo. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VIẾT: BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

Câu 1: Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện “Ba lưỡi rìu” dựa vào gợi ý:

Trả lời rút gọn:

+ Mở đầu: Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt.

+ Diễn biến: Sáng ấy, như thường lệ … Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này.

+ Kết thúc: Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.

 

Câu 2: Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.

Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên:

- Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con!

Nhìn anh tiều phu cụ già ngẫm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!”. Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng: 

- Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiều phu cúi xuống, đưa hai tay đón nhận ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.

Hạnh Nguyên

a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào?

b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó.

- Tả đặc điểm của người, vật.

- Kể hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.

- ?

c. Cùng bạn trao đổi:

- Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì?

- Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không?

Trả lời rút gọn:

a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể về lần thứ ba, cụ già vớt lên chiếc rìu sắt.

b. Chi tiết Hạnh Nguyên đã thêm:

- Tả đặc điểm của người, vật:

+ lưỡi rìu cũ kĩ

- Kể hành động, lười nói, ý nghĩ của nhân vật:

+ Nhìn anh tiều phu, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!”. Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng.

+ Anh tiều phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông.

c. Các chi tiết viết thêm giúp cho lời văn thêm cụ thể, tường tận; giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về chân dung nhân vật. Những chi tiết đó không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

 

Câu 3: Cùng bạn trao đổi:

a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc nào?

b. Khi kể sự việc đó, em sẽ thêm vào những chi tiết nào để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn?

Trả lời rút gọn:

a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc chiếc rìu của anh tiều phu bị gãy và rớt xuống sông.

b. Thêm chi tiết:

- Chàng buồn bã thất vọng, nước mặt chàng tuôn ra.

Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.

– Tại sao cháu khóc?

– Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.

– Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!