Slide bài giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Cấu tạo của đoạn văn)
Slide điện tử bài 7: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Cấu tạo của đoạn văn). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC
I. NHẬN XÉT
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?
Theo em, nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tôi trường vì điều đó có nhiều lợi ích. Đầu tiên, việc này giúp cho chúng em rèn tính tự lập, không phụ thuộc hoặc dựa dẫm vào cha mẹ. Việc này còn giúp tiết kiệm thời gian vì cha mẹ đều phải đi làm và rất bận rộn. Ngoài ra, đi xe đạp tôi trường còn giúp chúng em rèn luyện sức khoẻ. Hiện nay, có nhiều loại xe đạp phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh nên chúng em có thể sử dụng khá dễ dàng. Việc học sinh lớp 5 được đi xe đạp tới trường chắc chắn sẽ giúp giảm bớt cảnh tắc nghẽn ở cổng trường. Vì vậy, nên cho chúng em đi xe đạp tới trường. Nhưng để cha mẹ và thầy cô yên tâm, học sinh cần chấp hành đúng luật giao thông.
Theo NGUYỄN LÊ HỒNG ÂN
a) Nhan đề đoạn văn và câu mở đoạn nêu lên điều gì?
b) Các câu tiếp theo nêu những lý do nào để giải thích ý kiến của người viết?
c) Theo em, những lý do nêu trong đoạn văn có thuyết phục không?
d) Các câu kết đoạn có tác dụng gì?
Bài làm rút gọn:
a) Nhan đề đoạn văn “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?” và câu mở đoạn “Theo em, nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường vì điều đó có nhiều lợi ích.” nêu lên vấn đề cần thảo luận là việc cho phép học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường.
b) Các câu tiếp theo nêu những lí do sau để giải thích ý kiến của người viết:
+ Rèn tính tự lập, không phụ thuộc hoặc dựa dẫm vào cha mẹ.
+ Tiết kiệm thời gian vì cha mẹ đều phải đi làm và rất bận rộn.
+ Rèn luyện sức khỏe.
+ Có nhiều loại xe đạp phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh.
Giúp giảm bớt cảnh tắc nghẽn ở cổng trường.
c) Theo em, những lý do nêu trong đoạn văn khá thuyết phục. Chúng đều là những lợi ích thực tế mà việc cho phép học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường mang lại.
d) Các câu kết đoạn “Vì vậy, nên cho chúng em đi xe đạp tới trường. Nhưng để cha mẹ và thầy cô yên tâm, học sinh cần chấp hành đúng luật giao thông.” có tác dụng kết luận ý kiến của người viết và đưa ra điều kiện để việc này được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.
Câu 2: Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội?
Bài làm rút gọn:
Cấu tạo đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội:
+ Mở đầu: Đặt vấn đề, nêu rõ hiện tượng xã hội cần thảo luận. Trong bài tập trên, câu mở đoạn đã nêu rõ vấn đề: “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?”.
+ Thân bài: Trình bày các lập luận, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình. Trong bài tập trên, người viết đã đưa ra nhiều lý do để giải thích vì sao nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường.
+ Kết luận: Tóm tắt lại quan điểm và nhấn mạnh ý kiến của mình. Đôi khi, người viết cũng có thể đưa ra một số khuyến nghị hoặc hướng giải quyết cho vấn đề. Trong bài tập trên, người viết đã kết luận rằng nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường và đưa ra điều kiện là học sinh cần chấp hành đúng luật giao thông.