Slide bài giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Dấu gạch ngang

Slide điện tử bài 2: Dấu gạch ngang. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I. NHẬN XÉT

Câu 1: Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:

Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ – bức tranh mà Hưng vừa mới về, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hung và lên khóc.

Làm sao thế con? - Mẹ hỏi.

- Anh Hà - Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. - Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!

- Không phải đâu. - Mẹ nói. - Tại con mèo đấy. Lúc này, nó làm đồ mục tung toé, anh Hà đã lau bàn và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.

Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lành trước...

Theo XUÂN QUỲNH

Bài làm rút gọn:

Dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong truyện: “Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ – bức tranh mà Hưng vừa mới về, tô màu cẩn thận.”

Chủ thích ở đây là “bức tranh mà Hưng vừa mới về, tô màu cẩn thận” giải thích cho chủ đề “bức tranh chiếc tàu thuỷ”.

 

Câu 2: Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?

“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và số tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.

Theo NHẬT AN

Bài làm rút gọn:

Dấu gạch ngang cần được thêm vào vị trí sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích:

“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và số tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” – đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.

Ở đây, phần “đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm” chính là phần chú thích, giải thích cho câu trước đó. Dấu gạch ngang được dùng để phân tách phần chú thích này ra khỏi phần còn lại của câu.