Slide bài giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Cô giáo em
Slide điện tử bài 6: Cô giáo em. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6. NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ
(TỰ ĐÁNH GIÁ)
A. ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP
Câu 1: Đặc điểm ngoại hình nào nói lên tính cách của cô giáo Hằng? Tìm ý đúng:
a) Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng.
b) Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng.
c) Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn.
d) Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
Bài làm rút gọn:
Đáp án: d.
Câu 2: Tác giả muốn nói lên điều gì về cô giáo qua các hoạt động của cô được tả trong bài văn? Tìm các ý đúng:
a) Cô có cách dạy, cách giáo dục rất hay.
b) Cô thường kể chuyện cho học sinh.
c) Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi.
d) Cô rất thương yêu học sinh,
Bài làm rút gọn:
Đáp án: a.
Câu 3: Bài văn áp dụng cách mở bài và kết bài nào? Tìm ý đúng nhất:
a) Mở bài trực tiếp, kết bài không mở rộng.
b) Mở bài gián tiếp, kết bài không mở rộng.
c) Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
d) Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng.
Bài làm rút gọn:
Đáp án: a.
Câu 4: Tìm và chép lại 4 từ ngữ trong bài đọc chỉ hoạt động của các thầy, cô trên lớp.
Bài làm rút gọn:
“Cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn.”
“Cô dạy chúng em biết bao bài thơ, bài văn hay.”
“Cô luyện cho chúng em thói quen lập dàn ý.”
“Khi chấm bài, cô sửa cho chúng em từng lỗi nhỏ.”
Câu 5: Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em.
Bài làm rút gọn:
Đọc bài văn “Cô giáo em”, em cảm thấy rất xúc động và trân trọng. Bài văn đã tái hiện lại hình ảnh của một người cô giáo tận tâm, yêu thương học trò và luôn cố gắng hết mình vì sự phát triển của học sinh. Em cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm và sự kiên nhẫn của cô giáo Hằng dành cho học sinh qua từng dòng văn. Điều đó khiến em càng thêm trân trọng và biết ơn những người thầy cô giáo đã dạy dỗ em từ nhỏ. Bài văn cũng nhắc nhở em về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của người thầy, người cô trong việc hình thành nhân cách và kiến thức cho thế hệ trẻ. Em sẽ cố gắng học tập và làm theo tấm gương của cô giáo Hằng, để trở thành một người có ích cho xã hội.
B. TỰ NHẬN XÉT
Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Gợi ý:
Tùy vào năng lực của bản thân, em có thể đánh giá em đạt yêu cầu ở mức trung bình, khá hoặc giỏi.
Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Gợi ý:
Em có thể cần cố gắng thêm ở một số mặt sau:
+ Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ: Có những từ mới trong bài học mà em chưa hiểu rõ nghĩa. Em cần tra từ điển hoặc hỏi thầy cô để hiểu rõ hơn.
+ Ngữ pháp: Có một số cấu trúc câu hoặc ngữ pháp mà em chưa nắm vững. Em cần ôn lại và thực hành nhiều hơn.
+ Kỹ năng viết văn: Bài học có yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, nhưng em thấy mình còn hơi khó khăn. Em cần thực hành viết thêm để cải thiện kỹ năng này.
+ Đọc hiểu: Em cần cố gắng hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của bài học.