Slide bài giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Cậu bé Kơ Sung

Slide điện tử bài 4: Cậu bé Kơ Sung. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 4. CÓ CHÍ THÌ NÊN

(TỰ ĐÁNH GIÁ)

A. ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP

Câu 1: Vì sao cả nhà đều thương và cưng chiều Kơ Sung? Tìm ý đúng:

a) Vì Kơ Sung sống với bố, mẹ, anh và chị.

b) Vì Kơ Sung chỉ có một chân, đi lại khó khăn.

c) Vì Ka Sung bị đau tay, làm việc rất khó khăn.

d) Vì Kơ Sung phải ở nhà với anh chị mỗi khi bố mẹ đi làm.

Bài làm rút gọn:

Đáp án: b.

 

Câu 2: Vì sao Kơ Sung cảm thấy buồn mỗi khi bố mẹ đi làm? Tìm ý đúng:

a) Vì bố mẹ Kơ Sung đi làm rất sớm.

b) Vì Kơ Sung bị ngã mỗi khi đi lại.

c) Vì Kơ Sung không được phân công làm việc gì.

d) Vì Kơ Sung không còn quyển sách nào để đọc.

Bài làm rút gọn:

Đáp án: c.

 

Câu 3: Chi tiết nào cho thấy Kơ Sung là một bạn nhỏ giàu nghị lực? Tìm ý đúng:

a) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung rất mê đọc sách.

b) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung vẫn nấu cơm, cho gà, lợn ăn,

c) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung vẫn đi rẫy hái cà phê.

d) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung luôn tìm cách giúp đỡ mọi người.

Bài làm rút gọn:

Đáp án: d.

 

Câu 4: Trong câu nào dưới đây, tay được dùng với nghĩa chuyển? Tìm các ý đúng:

a) Bố mẹ về với bàn tay đau rất vì hái cà phê liên tục,

b) Kơ Sung lấy vải quấn chặt cần móc để làm tay cầm.

c) Anh Ka Choi là một tay trống xuất sắc của dàn nhạc.

d) Kơ Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm.

Bài làm rút gọn:

Đáp án: c.

 

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung trong câu chuyện trên.

Bài làm rút gọn:

Cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung trong câu chuyện: Kơ Sung là một hình ảnh sống động về sức mạnh của ý chí và nghị lực. Dù chỉ có một chân và đi lại khó khăn, nhưng cậu bé không bao giờ từ bỏ. Thay vào đó, Kơ Sung luôn tìm cách để giúp đỡ mọi người xung quanh mình. Cậu bé đã tự tạo ra một công cụ để giúp bố mẹ hái cà phê nhanh hơn và không bị đau tay. Điều này cho thấy rằng, dù chúng ta có gặp phải khó khăn gì, chỉ cần chúng ta có ý chí mạnh mẽ và không ngừng nỗ lực, chúng ta sẽ có thể vượt qua và đạt được mục tiêu của mình. Câu chuyện về Kơ Sung thực sự là một nguồn cảm hứng lớn lao cho tất cả mọi người.

 

B. TỰ NHẬN XÉT

Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Gợi ý:

Tùy vào năng lực của bản thân, em có thể đánh giá em đạt yêu cầu ở mức trung bình, khá hoặc giỏi.

 

Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Gợi ý:

Em có thể cần cố gắng thêm ở một số mặt sau:

+ Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ: Có những từ mới trong bài học mà em chưa hiểu rõ nghĩa. Em cần tra từ điển hoặc hỏi thầy cô để hiểu rõ hơn.

+ Ngữ pháp: Có một số cấu trúc câu hoặc ngữ pháp mà em chưa nắm vững. Em cần ôn lại và thực hành nhiều hơn.

+ Kỹ năng viết văn: Bài học có yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, nhưng em thấy mình còn hơi khó khăn. Em cần thực hành viết thêm để cải thiện kỹ năng này.

+ Đọc hiểu: Em cần cố gắng hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của bài học.