Slide bài giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 17: Vì sao có cầu vồng?

Slide điện tử bài 17: Vì sao có cầu vồng?. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 17. VƯƠN TỚI TRỜI CAO

(TỰ ĐÁNH GIÁ)

A. ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP

Câu 1: Cầu vồng được tạo ra như thế nào? Tìm ý đúng:

a) Cầu vồng được con người tạo ra trong cơn mưa.

b) Cầu vồng được bảy màu sắc phối hợp với nhau tạo ra.

c) Cầu vồng được nắng phối hợp với bảy màu sắc tạo ra.

d) Cầu vồng được nắng chiếu qua những hạt nước nhỏ tạo ra.

Bài làm rút gọn:

Đáp án: d.

 

Câu 2: Vì sao bình thường ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng? Tìm ý đúng:

a) Vì sau cơn mưa, trên bầu trời vẫn còn những hạt nước nhỏ.

b) Vì chỉ có thể quan sát cầu vồng từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ.

c) Vì xuất hiện trên bầu trời hai dải cầu vồng che khuất nhau.

d) Vì Trái Đất hình cầu, có độ cong.

Bài làm rút gọn:

Đáp án: d.

 

Câu 3: Khi xuất hiện hai dải cầu vồng thì cầu vồng ngoài khác cầu vồng trong như thế nào? Tìm các ý đúng:

a) Màu sắc của cầu vồng ngoài nhạt hơn cầu vồng trong.

b) Màu sắc của cầu vồng trong nhạt hơn cầu vồng ngoài.

c) Thứ tự sắp xếp màu của hai cầu vồng giống nhau.

d) Thứ tự sắp xếp màu của hai cầu vồng khác nhau.

Bài làm rút gọn:

Đáp án: a, d.

 

Câu 4: Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng những cách nào?

(a) Vào mùa hè, sau khi mưa xong, có lúc trên bầu trời sẽ xuất hiện hai dải cầu vồng. (b) Dải bên ngoài được gọi là cầu vồng ngoài. (c) Màu sắc của nó nhạt hơn cầu vồng trong.

Bài làm rút gọn:

“cầu vồng” thay bằng “dải bên ngoài”, “nó”.

 

Câu 5: Dựa vào đoạn văn sau (trích từ bài đọc Chiếc khí cầu, trang 93 - 94), tưởng tượng và viết thêm một vài chi tiết để câu chuyện cụ thể, sinh động hơn:

Bác sĩ theo thầy phù thuỷ vào cung vua. Với vài giọt thuốc bổ cực mạnh, ông đã làm cho nhà vua hồi tỉnh. Thật không khác gì một phép mầu! Từ cung vua đến ngoài đường vang lên những tiếng reo hò vui mừng tột độ.

Bài làm rút gọn:

Bác sĩ theo thầy phù thuỷ vào cung vua, nơi rực rỡ ánh vàng của những tấm gương lớn treo trên tường. Trong không khí căng thẳng, mọi người đều lo lắng chờ đợi. Nhà vua đang nằm trên giường lớn, gương mặt tái nhợt. Bác sĩ Phơ-gu-xon nhẹ nhàng kiểm tra nhịp tim, huyết áp của nhà vua và chẩn đoán rằng nhà vua đang trong tình trạng hôn mê sâu. Ông lấy ra một lọ thuốc từ túi của mình, nhỏ vài giọt vào miệng nhà vua. Mọi người đứng xung quanh đều thở dài nhẹ nhõm khi thấy nhà vua từ từ mở mắt. Thật không khác gì một phép mầu! Từ cung vua đến ngoài đường, tiếng reo hò vui mừng vang lên. Mọi người cùng nhau chúc mừng sự trở lại của nhà vua, họ thán phục sự tài giỏi của bác sĩ Phơ-gu-xon.

 

B. TỰ NHẬN XÉT

Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Gợi ý:

Tùy vào năng lực của bản thân, em có thể đánh giá em đạt yêu cầu ở mức trung bình, khá hoặc giỏi.

 

Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Gợi ý:

Em có thể cần cố gắng thêm ở một số mặt sau:

+ Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ: Có những từ mới trong bài học mà em chưa hiểu rõ nghĩa. Em cần tra từ điển hoặc hỏi thầy cô để hiểu rõ hơn.

+ Ngữ pháp: Có một số cấu trúc câu hoặc ngữ pháp mà em chưa nắm vững. Em cần ôn lại và thực hành nhiều hơn.

+ Kỹ năng viết văn: Bài học có yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, nhưng em thấy mình còn hơi khó khăn. Em cần thực hành viết thêm để cải thiện kỹ năng này.

+ Đọc hiểu: Em cần cố gắng hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của bài học.