Slide bài giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 16: Biểu tượng của hoà bình
Slide điện tử bài 16: Biểu tượng của hoà bình. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 16. CÁNH CHIM HÒA BÌNH
(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)
CHIA SẺ
Câu 1: Em hiểu chủ đề của bức tranh dưới đây là gì?
Bài làm rút gọn:
Chủ đề của bức tranh là hòa bình và đoàn kết thế giới: Các em nhỏ từ nhiều quốc gia khác nhau đang nối tay nhau trên hành tinh xanh, và hai con bồ câu mang theo lá cây ô liu - biểu tượng của hòa bình. Đây là một hình ảnh rất đẹp về một thế giới hòa bình và hòa hợp.
Câu 2: Nói những điều em biết về hòa bình (hoặc đọc một bài thơ, hát một bài hát về hòa bình).
Bài làm rút gọn:
“Hoà bình của chúng ta
Là đập lên đầu chúng nó,
Là nghiến chân trên sọ
Bọn ăn thịt loài người;
Lũ hút máu cuộc đời,
Giết cả loài chúng nó!
Hòa bình xanh biếc và son đỏ,
Nước ngọt với trời trong;
Nhà máy mới dựng xong,
Lúa vừa đóng sữa ngọt;
Mẹ hiền ru thánh thót,
Vợ trẻ ngực sinh sôi,
Chồng khoẻ mạnh cày vui,
Trẻ tươi cười mắt thỏ;
Vừng trăng sáng tỏ,
Dưới lá xanh ta nhỏ lời tình,
Bao nhiêu hạnh phúc hoà bình,
Vượt gian khổ chúng mình xây dựng.
Máu chúng ta tưới nhiều.
Đất hãy còn run rẩy;
Mồ hôi ta suối chảy,
Lúa phải nảy mầm lên;
Ngực chúng ta đập rền,
Giặc phải đền tội ác;
Hoà bình! Hoà bình trên lưỡi mác
Anh xung kích Việt Nam,
Tay ta đắp, ta làm
Những ngày mai ca hát.
Đứng tiền đồn Châu Á,
Triều Tiên với Việt Nam
Dưới một trời khói lửa
Tiếng bồ câu bay hứa Hoà bình.
Sáng ngôi sao từ điện Kem linh
Mỗi tia ấm vòng quanh thế giới.”
Sáng tác: Xuân Diệu
BÀI ĐỌC 1: BIỂU TƯỢNG CỦA HÒA BÌNH
Câu 1: Các biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ bao giờ?
Bài làm rút gọn:
Xuất hiện từ thời cổ đại, theo thần thoại Hy Lạp và sử sách La Mã.
Câu 2: Theo bài đọc, biểu tượng chim bồ câu hòa bình gắn với sự kiện nào?
Bài làm rút gọn:
Trong “Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình” tổ chức ở Pa-ri năm 1949, bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ Pi-cát-xô được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội.
Câu 3: Hãy giải thích ý nghĩa ban đầu của biểu tượng do hoạ sĩ Hâu-tơm sáng tạo.
Bài làm rút gọn:
Ban đầu biểu tượng đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ này là dạng viết tắt của các từ tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân), thể hiện mong muốn chống lại vũ khí hạt nhân và hướng tới hoà bình.
Câu 4: Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Bài làm rút gọn:
Nó được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, và sau đó lan tỏa khắp nơi trên thế giới.
Câu 5: Các biểu tượng hòa bình từ xưa đến nay nói lên điều gì về khát vọng của loài người?
Bài làm rút gọn:
Nói lên khát vọng của loài người về một thế giới không có chiến tranh, một thế giới mà mọi người sống an lành, hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau. Biểu tượng hòa bình là một lời kêu gọi hòa bình, tình yêu và sự hiểu biết giữa mọi người trên toàn thế giới.