Slide bài giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 12: Người công dân số Một (Tiếp theo)

Slide điện tử bài 12: Người công dân số Một (Tiếp theo). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn tiếng Việt 5 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI ĐỌC 2: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (TIẾP)

Câu 1: Vì sao anh Thành quyết định ra nước ngoài để tìm đường cứu nước?

Bài làm rút gọn:

Vì anh muốn học hỏi cách làm ăn, trí khôn của người nước ngoài để áp dụng vào việc cứu dân mình.

 

Câu 2: Tìm trong vở kịch những câu nói thể hiện niềm tin và quyết tâm của anh Thành.

Bài làm rút gọn:

“Tôi muốn đi sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học trí khôn của họ để về cứu dân mình…” 

“Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…”.

 

Câu 3: Em hiểu câu nói “Sẽ có một ngọn đèn khác...” của anh Thành như thế nào?

Bài làm rút gọn:

Anh Thành tin tưởng rằng sẽ có một con đường mới, một cơ hội mới để cứu nước, mặc dù con đường đó có thể khó khăn và gian nan.

 

Câu 4: Theo em, vì sao vở kịch viết về Bác Hồ được đặt tên là Người công dân số Một?

Bài làm rút gọn:

Vở kịch viết về Bác Hồ được đặt tên là Người công dân số Một vì Bác Hồ luôn coi mình là một công dân, một người dân bình thường, không xa lạ với nhân dân. Bác Hồ luôn quan tâm đến nhân dân, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Bên cạnh đó, Bác Hồ cũng là người dẫn dắt, là ngọn đèn soi sáng con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam.