Slide bài giảng Sinh học 12 Cánh diều bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn

Slide điện tử bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 12 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 25. SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN

 

Mở đầu: Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang chịu tác động mạnh mẽ bởi con người như đốt rừng, khai thác tài nguyên sinh vật, thải các chất gây ô nhiễm môi trường,... Em sẽ làm gì để bảo vệ các hệ sinh thái và cuộc sống của con người?

Trả lời rút gọn:

Em sẽ: 

  • Bảo vệ và tái tạo rừng.
  • Trồng thêm các cây con.
  • Tuyên truyền và tham gia các hoạt động bảo vệ, trồng cây gây rừng.

I. SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI

Câu 1: Tại sao chúng ta cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái?

Trả lời rút gọn:

Chúng ta cần phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái vì: các hệ sinh thái tự nhiên mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với con người, bao gồm cả giá trị trực tiếp (lương thực, thực phẩm, nguồn nước, dược liệu, nguồn gene, các loại vật liệu,...) và giá trị gián tiếp (cải tạo đất, điều hòa và lọc nước, giảm nhẹ thiên tai, các giá trị tinh thần,...).

Câu 2: Nêu một số ví dụ về các biện pháp phục hồi hệ sinh thái.

Trả lời rút gọn:

Ví dụ:

  • Sau khi khai thác mỏ lộ thiên, các bãi thải được san, ủi làm giảm độ dốc hoặc tạo bậc thang để ổn định đất trước khi tiến hành trồng cây.
  • Đối với những dòng sông có tốc độ chảy mạnh gây xói lở, người ta tạo dòng chảy uốn khúc để làm giảm tốc độ dòng chảy.
  • Một số loài thực vật (như Helianthus annuusPteris vittata,...) thích nghi tốt với môi trường đất có hàm lượng kim loại nặng cao (cadmium, lead,...) được trồng ở những khu vực khai thác mỏ để loại bỏ kim loại nặng trong đất.
  • Trồng các cây họ Đậu để làm giàu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng. Nhân giống san hô để phục hồi rạn san hô bị phá huỷ.

II. SINH THÁI HỌC BẢO TỒN

Câu 1: Hãy nêu biện pháp bảo tồn sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng khi môi trường sống của chúng đang ngày càng bị thu hẹp.

Trả lời rút gọn:

Biện pháp:

  • Bảo tồn môi trường sống tự nhiên của các loài động vật đó.
  • Xây dựng các khu bảo tồn động vật.
  • Tiến hành nhân giống để bảo vệ nguồn gene.
  • Nghiêm cấm săn bắn, khai thác trái phép.

 

Luyện tập: Địa phương em đã thực hiện biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học nào?

Trả lời rút gọn:

Địa phương em đã thực hiện biện pháp:

  • Trồng lại rừng: giúp phục hồi và bảo vệ các môi trường sống của nhiều loài động và thực vật, cung cấp một môi trường sống mới cho các loài, giúp giữ đất, giảm xói mòn đất và cải thiện chất lượng nước.
  • Bảo tồn sinh vật hoang dã: giúp bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.
  • Tái tạo rạn san hô: giúp phục hồi hệ sinh thái biển.
  • Quản lý dòng chảy sông ngòi: giúp cải thiện chất lượng nước, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái sông ngòi và vùng đất ven sông.
  • Bảo vệ khu vực dự trữ tự nhiên: giúp bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt và cung cấp môi trường cho các loài hoang dã sinh sống và phát triển.

 

Vận dụng: Tìm kiếm trên internet hoặc sách, báo, tìm hiểu vấn đề bảo tồn hệ sinh thái được thực hiện tại một khu bảo tồn, vườn quốc gia hoặc tại địa phương em theo gợi ý trong bảng 24.1.

Trả lời rút gọn:

Thực trạng hệ sinh thái hoặc loài sinh vật

Biện pháp bảo tồn

Rừng bị chặt phá

Ban hành quy định quản lí rừng, cấm chặt cây, đốt rừng; thành lập tổ tuần tra bảo vệ rừng; nâng cao ý thức của người dân đề không tự ý chặt cây gỗ, đốt rừng.

Quần thể voọc bị săn bắt, suy giảm số lượng

Xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắt; tuần tra, giám sát và bảo vệ voọc; nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn; 

Quần thể culi nhỏ đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức sẽ nguy cấp (VU) theo sách Đỏ Việt Nam.

Xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắt, khai thác trái phép; nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn;