Slide bài giảng mĩ thuật 8 kết nối bài 4: Thiết kế trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số

Slide điện tử bài 4: Thiết kế trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 4: THIẾT KẾ TRANG PHỤC VỚI HOA VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

- Tạo hình hoa văn được cách điệu từ con vật mang tính biểu tượng

- Tạo hình hoa văn được cách điệu từ hình học mang tính tượng trưng

- Gợi ý các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục

- Thiết kế một bộ trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số

- Luyện tập

- Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tạo hình hoa văn được cách điệu từ con vật mang tính biểu tượng

- Thế nào là tính biểu tượng?

- Em có nhận xét gì về nét độc đáo văn hóa thông qua biểu tượng hoa văn.

Ghi nhớ nội dung:

Biểu tượng hay kí hiệu là một hình ảnh, ký tự hay bất cứ cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. 

Ví dụ: Biểu tượng con khỉ là hình ảnh con vật thể hiện bằng hình ảnh có ý nghĩa khái quát đặc điểm của nó.

- Mỗi một biểu tượng hoa văn dân tộc thiểu số đều chứa đựng thông tin về quan niệm cuộc sống, một thế giới riêng của từng dân tộc đã được khái quát thành biểu tượng lưu truyền cho thế hệ sau.

2. Tạo hình hoa văn được cách điệu từ hình học mang tính tượng trưng

- Thế nào là hình có tính tượng trưng? Hoa văn có tính tượng trưng có nghĩa như thế nào? Các yếu tố nguyên lý và tạo hình hoa văn có ý nghĩa gì?

- Trong trang phục của dân tộc Việt Nam, hoa văn có đặc điểm gì?

Ghi nhớ nội dung:

- Hình tượng trưng là khối hình cụ thể khái quát cho một ý nghĩa nào đó. Ví dụ: Hình tam giác xếp liền nhau có thể tượng trưng cho các dãy núi…

- Hoa văn là họa tiết trang trí, hoa văn cách điệu từ hình học có tính tượng trưng cao. Các nguyên lý và tạo hình hoa văn tạo ra sự chuyển động hoa văn trên trang phục: xoay tròn, lặp lại, tương phản, xoắn ốc, lên xuống,...

- Hoa văn truyền thống ở trang phục của dân tộc thiểu số Việt Nam thường vận dụng nét, tổ hợp nét và hình kỉ hà phối hợp thành các mô típ trang trí sinh động. Mô típ trang trí trên trang phục của dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường sáng tạo theo các nguyên lí cân bằng và nhịp điệu, tạo nên các xu hướng chuyển động trong mỗi sản phẩm cụ thể.

3. Gợi ý các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục

- Trình bày các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục.

- Trong thiết kế trang phục, sử dụng hoa văn có nguồn gốc từ văn hóa dân tộc có ý nghĩa như thế nào?

Ghi nhớ nội dung:

- Các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục:

+ Bước 1: Xây dựng ý tưởng và thiết kế kiểu dáng trang phục

+ Bước 2: Sử dụng hoa văn truyền thống trong trang trí

+ Bước 3: Phối màu trang phục

+ Bước 4: Hoàn thiện bản thiết kế trang phục

- Sử dụng hoa văn có nguồn gốc từ văn hóa dân tộc trong thiết kế trang phục luôn chứa đựng những giá trị độc đáo thể hiện tư duy sáng tạo, kế thừa bản sắc dân tộc và giao thoa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại

4. Thiết kế một bộ trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số

Hãy trình bày ý tưởng và cách thức thực hiện thiết kế một bộ trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số?

Ghi nhớ nội dung:

+ Về ý tưởng:

  • Thiết kế bệ trang phục dành cho đối tượng nào?
  • Sử dụng vào mục đích gì?
  • Yếu tố hoa văn trang trí cho trang phục đặt ở vị trí nào? Có phù hợp và hài hòa trong tương quan chung không?

+ Về cách thể hiện: Lựa chọn tiết kế bằng màu sáp, màu dạ, màu nước hay hình thức nào khác?

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hãy hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1. Biểu tượng là gì?

A. Một hình ảnh đại diện cho một ý tưởng hoặc thực thể vật chất

B. Một màu sắc tượng trưng cho cảm xúc

C. Một đoạn văn miêu tả một sự việc

D. Một âm thanh đại diện cho một hành động

Câu 2. Hoa văn trên trang phục của dân tộc thiểu số Việt Nam thường sáng tạo theo nguyên lý nào?

A. Đối xứng và màu sắc tươi sáng

B. Cân bằng và nhịp điệu

C. Hình học và tương phản mạnh

D. Phong cách hiện đại và đơn giản 

Câu 3. Sử dụng hoa văn có nguồn gốc từ văn hóa dân tộc trong thiết kế trang phục mang lại giá trị gì?

A. Tăng tính thẩm mỹ và sự hiện đại

B. Thể hiện tư duy sáng tạo và kế thừa bản sắc dân tộc

C. Đem lại tính tiện lợi và dễ sử dụng

D. Làm giảm giá trị truyền thống và cổ điển

Gợi ý đáp án:

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức và hoàn thành nhanh các bài tập dưới đây:

Câu 1: Em biết những biểu tượng hoặc hoa văn dân tộc thiểu số nào? Hãy phân tích và thuyết minh 

Câu 2: Trình bày sự giống và khác nhau giữa hoa văn truyền thống và hoa văn hiện đại trong thiết kế trang phục.