Slide bài giảng mĩ thuật 8 kết nối bài 3: Nghệ thuật truyền thống (2 tiết)
Slide điện tử bài 3: Nghệ thuật truyền thống (2 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV cho HS quan sát hình ảnh, HS vận dụng sự hiểu biết của mình và cho biết:
Loại hình nghệ thuật truyền thống nào có ở trong bức tranh? Em hãy nêu một số hiểu biết về loại hình nghệ thuật đó?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc
- Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số tác phẩm mĩ thuật
- Gợi ý cách khai thác vẻ đẹp của nghệ thuajata ca trù trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật
- Khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo cách em yêu thích
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc
- Thế nào nghệ thuật truyền thống là gì?
- Hãy kể tên những loại hình nghệ thuật truyền thống mà em biết ?
Ghi nhớ nội dung:
- Về cơ bản, nghệ thuật truyền thống gồm các kĩ năng, tri thức được truyền lại qua nhiều thế hệ nên mỗi cộng đồng dân tộc đều có những loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu.
- Việt Nam có các loại hình nghệ thuật truyền thống sau: Ca trù, quan họ, chèo, cải lương.
2. Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số tác phẩm mĩ thuật
- Để nhận biết nghệ thuật truyền thống, em dựa trên yếu tố nào?
- Để thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật của mình em sẽ lựa chọn vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc nào?
Ghi nhớ nội dung:
- Để nhận biết nghệ thuật truyền thống, cần chú ý đến các yếu tố chính sau đây:
+ Nguồn gốc văn hóa.
+ Kỹ thuật và phong cách
+ Chất liệu và công cụ
- Chủ đề và nội dung.
+ Kỹ thuật thể hiện
- Em lựa chọn vẻ đẹp nghệ thuật của đồng bào Dân tộc H'Mông:
+ Vẻ đẹp: Nghệ thuật thêu truyền thống với các hoa văn sặc sỡ và phức tạp. Các sản phẩm như áo dài, thổ cẩm, và các phụ kiện đều có họa tiết nổi bật.
+ Chất liệu: Vải dệt tay, chỉ thêu màu sắc rực rỡ.
3. Gợi ý cách khai thác về đẹp của nghệ thuật ca trù trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật
- Trình bày các bước khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật ca trù trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Cần lưu ý những điều gì khi thực hiện các bước khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật ca trù trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật?
Ghi nhớ nội dung:
- Các bước khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật ca trù trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật:
Bước 1: Xây dựng bố cục khái quát.
+ Từ tư liệu ảnh chụp/ quan sát thực tế để tìm ý tưởng thể hiện SPMT.
+ Vẽ phác thảo xây dựng bố cục khái quái, hình nhân vật rõ ràng, cân đối và gợi mở bối cảnh trong trang giấy cần thể hiện.
Bước 2: Thể hiện chi tiết nhân vật.
Bước 3: Vẽ màu.
+ Lựa chọn màu sắc trẻ thể hiện vào nhân vật (hoặc bối cảnh, nền).
+ Khi vẽ màu, cần thể hiện từ hình to đến nhỏ, dễ đến khó.
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.
- Lưu ý: Nên thực hiện các bước từ dễ đến khó, sử dụng màu sắc tươi, sắc độ đậm – nhạt – trung gian để sản phẩm trở nên sinh động.
4. Khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo cách em yêu thích
Hãy trình bày ý tưởng và cách thức thực hiện theo hướng khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống trong thực hành?
Ghi nhớ nội dung:
+Về ý tưởng:
- Thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống nào?
- Tạo hình của nhân vật có gì đặc biệt (trang phục, dụng cụ biểu diễn,...)?
- Bối cảnh trình diễn của nghệ thuật truyền thống ở đâu (trong nhà, ngoài trời,...)?
+ Về cách thể hiện:
- Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì?
- Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hãy hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1. Sản phẩm nào dưới đây không thuộc mỹ thuật truyền thống của người H'Mông?
A. Áo dài thêu
B. Gốm sứ
C. Thổ cẩm
D. Đồ trang sức bạc
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc trưng của nghệ thuật thổ cẩm của người Thái?
A. Họa tiết hình học
B. Kỹ thuật sơn màu trên gỗ
C. Sắc màu tươi sáng
D. Chất liệu vải dệt tay
Câu 3. Trong mỹ thuật truyền thống của người Khmer, sản phẩm nào thường được khắc họa các hình ảnh liên quan đến đền đài và tôn giáo?
A. Điêu khắc đá
B. Tơ lụa
C. Tranh thêu
D. Gốm
Gợi ý đáp án
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức và hoàn thành nhanh các bài tập dưới đây:
Câu 1: Hãy trình bày các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống.
Câu 2: Trong sản phẩm mĩ thuật, các nhóm chính, nhóm phụ và cảm giác về sự chuyển động của yếu tố tạo hình được thể hiện như thế nào?