Slide bài giảng mĩ thuật 7 kết nối bài 9: Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh (2 tiết)
Slide điện tử bài 9: Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh (2 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9: TÌM HIỂU NGUỒN SÁNG TRONG TRANH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS quan sát bức tranh tĩnh vật và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, ánh sáng chính chiếu vào vật mẫu từ đâu? Phía nào tối, phía nào sáng?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
1. Quan sát
2. Thể hiện
3. Thảo luận
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, HS quan sát Hình 1 SGK tr.38 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Xác định nguồn sáng chính chiếu vào mẫu vật từ hướng nào.
+ Nêu độ sáng nhất, độ tối nhất của đố vật khi nguồn sáng chiếu vào.
Nội dung ghi nhớ:
Tìm hiểu về sánh trong bức ảnh
- Phân tích nguồn sáng trong bức ảnh trong SGK tr.38:
+ Nguồn sáng chiếu vào mẫu vật từ hướng bên phải.
+ Mặt của mẫu vật nhận được ánh sáng có độ sáng mạnh nhất. Mặt không nhận được ánh sáng và phần đổ bóng của đồ vật có độ tối nhất.
- Quan sát lọ hoa tại lớp:
+ Lọ hoa là vật được chiếu sáng, có nguồn sáng xác định từ phía cửa sổ.
+ Phần sáng nhất trên lọ hoa là phần được chiếu sáng, ở đó các chi tiết rõ ràng.
+ Phần tối nhất trên lọ hoa nằm phía sau phần được chiếu sáng, ở đó các chi tiết không rõ ràng.
Tìm hiểu về nguồn sáng trong một số tác phẩm nghệ thuật
- Bức tranh Đống cỏ khô trên tuyết
+ Nguồn sáng đến từ phía sau đống cỏ.
+ Bức tranh có màu trắng của tuyết, màu vàng của đống cỏ khô và màu xanh của những rặng núi phía xa. Hình ảnh được tái hiện một cách chân thực khi họa sĩ Clô-đơ Mô-nê phác họa rõ chiếc bóng của đống cỏ trên nền tuyết trắng.
- Bức tranh Qua bản cũ: Khu vực ngoài sáng tạo sự chú ý với người xem nhất. Những cử chỉ thân tình của người chiến sĩ với dân bản dưới lũy tre làng, dưới ánh trăng sáng thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người lính - người dân, gợi nhớ về một thời kì gian khổ đã qua.
2. Thể hiện
- GV cho HS tìm hiểu về cách thể hiện về bức tranh phong cảnh diễn tả về nguồn sáng SGK tr.40:
+ Xác định nguồn sáng đến từ đâu?
+ Hòa sắc chung trong tranh, trong đó ý thức về màu trong vùng tối và màu trong vùng sáng.
+ Thực hiện nguyên tắc vùng thuận chiếu sáng rõ ràng, màu sắc tươi sáng, vùng ngược chiều sáng thì tối.
Nội dung ghi nhớ:
HS quan sát và phân tích bức tranh theo gợi ý của GV.
Thể hiện một bức tranh diễn tả được nguồn sáng bằng chất liệu em yêu thích
- Các bước thực hiện một bức tranh diễn tả được nguồn sáng bằng chất liệu em yêu thích:
+ Bước 1: Phác hình và xây dựng bố cục.
+ Bước 2: Thể hiện chi tiết cho sinh độn.
+ Bước 3: Lựa chọn màu theo nguồn sáng, gần đậm – xa mờ.
+ Bước 4: Vẽ chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.
3. Thảo luận
- GV hướng dẫn, tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi gợi ý:
+ Bạn đã sử dụng sắc độ đậm – nhạt, sáng – tối như thế nào để thể hiện về nguồn sáng?
+ Nguồn sáng trong tranh đến từ phía nào?
Nội dung ghi nhớ:
- “Nói về điểm cốt lõi thì sử dụng ánh sáng chính là khả năng kiểm soát được thế nào là sáng và thế nào là tối, từ đó khiến cho các tác phẩm nghệ thuật có khả năng truyền tải được câu chuyện của chính nó.” – HannaH Crowell.
- Nếu coi nghệ thuật là ngôn ngữ giao tiếp thì ánh sáng là một trong những phương tiện để ta trao đổi ngôn ngữ ấy. Không có ánh sáng mọi thứ chìm trong màu đen, và mọi vật sẽ chỉ như nằm trên mặt phẳng 2D.
- Với nghệ thuật, ánh sáng là nguồn cội cho màu sắc và hình khối xuất hiện. Ánh sáng quyết định màu sắc, bóng tối và cấu trúc vật thể. Vậy nên nó không chỉ giới hạn trong trường phái hiện thực, trừu tượng mà còn cần thiết trong mọi phong cách trong hội họa. Vẻ đẹp của ánh sáng được sử dụng như công cụ để xây dựng biểu tượng. Bằng cách chiếu sáng vào một yếu tố trong tranh như bàn tay, bông hoa hoặc vật dụng cũng đã tạo nên câu chuyện đằng sau đó.
……………….