Slide bài giảng mĩ thuật 7 kết nối bài 15: Di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại (2 tiết)
Slide điện tử bài 15: Di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại (2 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 15: DI SẢN MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Họa tiết trang trí của các di sản mĩ thuật thời trung đại có đặc điểm gì?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
1. Quan sát
2. Thể hiện
3. Thảo luận
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh minh họa về di sản mĩ thuật tượng đầu phượng, tượng hổ, tượng sư tử và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm về tạo hình con vật về
+ Hình dáng của con vật.
+ Đường nét trang trí.
+ Chất liệu thể hiện.
Nội dung ghi nhớ:
Tìm hiểu vẻ đẹp di sản mĩ thuật Việt Nam ở nhóm đề tài liên quan đến tạo hình con vật
- Hình 1 – Tượng đầu phượng, đất nung thời Lý:
+ Thân uốn lượn nhiều khúc hình sin, mào lửa dài, mồm ngậm ngọc, đỉnh đầu có chữ S, vây lưng là những đao lửa nhỏ liền khít nhau.
+ Là biểu tượng của sức mạnh thần thánh, sáng tạo và sắp đặt.
- Hình 2 – Tượng hổ, đá thời Trần:
+ Bố cục dứt khoát, được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi, là đặc trưng của điêu khắc thời Trần.
+ Tượng được tạo khối đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sinh động, lột tả được vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm trong tư thế rất thư thái.
+ Được tạo hình với dáng điệu nằm xoài trên bệ. Thân hình hổ khá thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn. Đầu hổ hơi ngóc lên, mắt hướng về phía trước, đôi tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào vọng từ nơi xa thẳm. Hàm răng hổ nhe ra, đổ lộ cặp nanh dài sắc nhọn. Chân hổ mang nét mềm mại đặc trưng của các con vật thuộc họ nhà mèo. Đuôi hổ được tạo hình bằng một khối kỷ hà vuông thành, sắc cạnh. Lưng hổ uốn cong uyển chuyển, gợi lên cảm giác về sự mềm mượt của bộ lông.
- Hình 3 – Tượng sư tử, đá cát, văn hóa Chăm-pa:
+ Sư tử được tạc trong y phục với một chiếc Sampot mềm mại, đeo rất nhiều đồ trang sức và thường được trang trí ở các chân góc tháp, vì thế nó có kích thước rất lớn, đứng trong tư thế chống đỡ trông rất mạnh mẽ và tràn đầy sức lực với thân hình vạm vỡ, các cơ bắp căng tròn.
+ Đặc biệt, sư tử hay còn gọi là Simha được coi là biểu tượng của dòng dõi quý tộc, quân vương và tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh vương quyền của các vua Champa.
2. Thể hiện
- GV hướng dẫn HS quan sát bốn di sản mĩ thuật Việt Nam ở nhóm đề tài liên quan đến tạo hình con người SGK tr.63 và trả lời câu hỏi:
+ Đối tượng thể hiện là ai?
+ Tạo hình nhân vật như thế nào?
+ Hình thức thể hiện là gì?
Nội dung ghi nhớ:
Tìm hiểu vẻ đẹp di sản mĩ thuật Việt Nam ở nhóm đề tài liên quan đến tạo hình từ con người
- Đối tượng thể hiện: Phật bà Quan âm, các vị quan,….
- Tạo hình nhân vật: nhân vật cõi trần, nhân vật cõi tiên.
- Hình thức thể hiện: gỗ, gốm, phù điêu gỗ.
Giới thiệu một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại mà em yêu thích
- Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là hiện vật nguyên gốc, được tìm thấy tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu ( Ba Đình – Hà Nội) có niên đại thời Lý, thời Trần thế kỷ XI-XIII.
- Lá đề chim phượng gồm 2 phần, thân và bệ. Thân lá đề có hình dáng giống hình lá cây Bồ đề, một loại cây mang tính biểu tượng của Phật giáo, ở hai mặt trang trí đôi chim phượng.
- Bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng là hiện vật được tạo tác hoàn toàn thủ công, do vậy đó là sản phẩm đơn chiếc, độc bản, không có hiện vật nào hoàn toàn giống với hiện vật này. Đây là một tác phẩm mỹ thuật hài hòa, tinh mỹ thể hiện sự trau chuốt, tài hoa của các nghệ nhân thời Lý.
- Hoa văn trang trí cũng rất tinh xảo, hoàn mỹ. Phần diềm lá đề là họa tiết cuồng lửa. Các cuồng lửa được tạo thành nhiều lớp, tia lửa kéo lên trên tạo cảm giác sống động. Phần độ dày ở diềm lá đề cũng được tạo theo nhịp điệu của ngọn lửa cộng với kỹ thuật khắc sâu nhiều lớp tạo nên hiệu ứng hình khối rất sống động.
3. Thảo luận
- GV cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK tr.65:
+ Bạn đã khai thác vẻ đẹp tạo hình di sản mĩ thuật nào trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật?
+ Hãy nêu tên một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại.
+ Hãy một đoạn văn (khoảng 5 - 8 câu) giới thiệu về tác phẩm yêu thích theo các gợi ý (tên di sản, giai đoạn thực hiện, đặc điểm tạo hình của di sản, đặc điểm nổi bật của di sản...)
Nội dung ghi nhớ:
- Pho tượng Quan Âm chùa Hội Hạ là một trong những pho tượng bằng gỗ có phong cách nghệ thuật sớm nhất hiện còn được lưu giữ. Pho tượng được ghép từ nhiều miếng gỗ lớn, nhỏ bằng nghệ thuật tạo tác đạt ở đỉnh cao của nghề gỗ.
- Pho tượng cao 315 cm, nặng khoảng 3 tấn. Đây là một trong những pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ lớn và đẹp nhất của loại hình tượng Quan Âm Diệu Thiện mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 16. Phần tượng thể hiện là hình ảnh Phật Bà Quan Âm với 42 tay. Đầu đội mũ Thiên quan, gương mặt tròn đầy thể hiện vẻ đẹp của sự từ bi, đức độ. Những bắp tay căng tròn, những bàn tay với ngón tay mềm, mũm mĩm, duyên dáng đang vươn ra. Trong số 42 tay, đôi tay chính chắp trước ngực thể hiện thủ ấn Liên hoa hợp chưởng, hai tay đặt dưới lòng kết thủ ấn Thượng phẩm thượng sanh.
- Ngày 30/12/2013, pho tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ, hiện vật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia.
……………………………