Slide bài giảng mĩ thuật 7 bản 1 chân trời bài 5: Bìa sách với di sản kiến trúc Việt Nam
Slide điện tử bài 5: Bìa sách với di sản kiến trúc Việt Nam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 7 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5: BÌA SÁCH VỚI DI SẢN KIẾN TRÚC VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS quan sát hình ảnh và tổ chức chơi trò chơi Ai biểu biết hơn.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Nội dung cần có khi thiết kế bìa sách
- Bìa sách giới thiệu di sản kiến trúc Việt Nam thời trung đại
- Phân tích, đánh giá – Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nội dung cần có khi thiết kế bìa sách.
- GV gợi ý để HS trả lời:
+ Nêu điểm giống và khác nhau giữa thiết kế bìa sách so với vẽ tranh?
+ Khi thiết kế bìa sách, cần có những phần nội dung gì?
+ Nêu các bước để thiết kế bìa sách?
+ Em có nhận xét gì về cách sắp xếp nội dung chữ và hình trên bìa sách?
Nội dung ghi nhớ:
- Sự giống và khác nhau giữa thiết kế bìa sách với vẽ tranh:
+ Giống nhau: đều là hoạt động nghệ thuật, là thẩm mỹ.
+ Khác nhau:
Vẽ tranh: thể hiện cảm xúc thông qua hình ảnh.
Thiết kế bìa sách: bảo vệ các trang bên trong, truyền đạt nội dung cuốn sách, quảng cáo và thu hút được doanh số nhiều hơn.
- Những nội dung cần có khi thiết kế bìa sách. Cách sắp xếp nội dung chữ và hình trên bìa sách:
+ Những nội dung cần có khi thiết kế bìa sách:
Tiêu đề sách, tên tác giả.
Các loại hình, tranh ảnh minh họa (một vài dòng phụ đề lướt qua về điểm nổi bật của nội dung).
Tên nhà xuất bản.
Một số cuốn sách có thêm: biểu tượng chứng nhận top-seller; lời giới thiệu liên kết tác phẩm đó tới một tác phẩm khác hay bộ một phim chuyển thể; một số thành tựu mà cuốn sách đó đã đạt được.
=> Chứa đựng các thông tin ngắn gọn, dễ nhận dạng, mang tính kích thích trí tò mò của người đọc.
+ Cách sắp xếp nội dung chữ và hình trên bìa sách
Hình ảnh: dùng hình minh họa hay hình chụp, gợi trí tò mò và liên tưởng.
Font chữ: cần phù hợp với nội dung của sách và hình ảnh.
Vị trí đặt tên sách và tên tác giả: nên chọn kích cỡ tên sách lớn, trong khoảng 2/3 phẩn trên để người mua sách dễ dàng nhận ra, tìm thấy.
- Các bước thiết kế bìa sách giới thiệu di sản kiến trúc
+ Vẽ phác để xác định bố cục phần hình và phần chữ.
+ Vẽ hình phù hợp với nội dung sách.
+ Lựa chọn và vẽ kiểu chữ phù hợp với nội dung sách.
+ Vẽ màu phù hợp, hoàn thiện sản phẩm.
2. Bìa sách giới thiệu di sản kiến trúc Việt Nam thời Trung đại
+ Để đưa vào bìa sách, em lựa chọn hình ảnh di sản nào?
+ Phần hình và phần chữ trên bìa sách em sắp xếp vị trí như thế nào?
+ Để phù hợp với phần chữ và phần hình em sử dụng nến màu bìa như thế nào?
+ Hãy nêu cách thiết kế bìa sách giới thiệu di sản kiến trúc khác mà em biết?
Nội dung ghi nhớ:
Lựa chọn hình ảnh di sản kiến trúc:
Chọn một hình ảnh nổi bật và có giá trị văn hóa cao, ví dụ như Chùa Một Cột, Kinh thành Huế, hoặc Tháp Rùa. Hình ảnh này nên thể hiện rõ nét đặc trưng và vẻ đẹp của di sản kiến trúc.
Sắp xếp vị trí phần hình và phần chữ trên bìa sách:
Phần hình: Đặt hình ảnh di sản kiến trúc ở trung tâm hoặc chiếm phần lớn diện tích bìa để thu hút sự chú ý.
Phần chữ: Tiêu đề sách nên được đặt ở phía trên hoặc dưới hình ảnh, với font chữ rõ ràng và dễ đọc. Phần phụ đề hoặc tên tác giả có thể được đặt ở phía dưới hoặc góc bìa.
Sử dụng màu sắc bìa:
Chọn màu nền phù hợp với tông màu của hình ảnh di sản kiến trúc. Ví dụ, nếu hình ảnh có nhiều màu sắc ấm, bạn có thể chọn nền màu trung tính như trắng, xám hoặc nâu nhạt để làm nổi bật hình ảnh và chữ.
Màu chữ nên tương phản với màu nền để dễ đọc. Ví dụ, nếu nền màu tối, chữ nên là màu sáng và ngược lại.
3. Phân tích, đánh giá - Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ:
+ Bìa sách em ấn tượng.
+ Cách sắp xếp, tỉ lệ hình và chữ.
+ Sự phù hợp giữa hình, màu, kiểu chữ với nội dung thông tin.
+ Kĩ thuật thể hiện sản phẩm.
+ Tên và địa điểm của công trình kiến trúc.
+ Ý tưởng thể hiện và cách điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn.
Nội dung ghi nhớ:
Bìa sách ấn tượng:
Để tạo ấn tượng, hãy chọn hình ảnh di sản kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Hình ảnh này nên thể hiện rõ nét đặc trưng của công trình.
Sắp xếp và tỉ lệ hình và chữ:
Đặt hình ảnh di sản kiến trúc ở trung tâm bìa sách để thu hút sự chú ý.
Tiêu đề sách nên được đặt ở phía trên hoặc dưới hình ảnh, với font chữ rõ ràng và dễ đọc.
Sự phù hợp giữa hình, màu, kiểu chữ với nội dung thông tin:
Hình ảnh: Chọn hình ảnh phù hợp với nội dung sách. Ví dụ, nếu sách giới thiệu về chùa, hãy chọn hình ảnh chùa đẹp và tương thích với tông màu chung.
Màu sắc: Chọn màu nền phù hợp với tông màu của hình ảnh. Màu chữ nên tương phản với màu nền để dễ đọc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1. Cách thiết kế bìa sách giới thiệu di sản kiến trúc Việt Nam bao gồm các bước nào sau đây?
A. Vẽ phác để xác định bố cục phần hình và phần chữ.
B. Vẽ hình phù hợp với nội dung sách.
C. Lựa chọn và vẽ kiểu chữ phù hợp với nội dung sách.
D. Vẽ màu phù hợp, hoàn thiện sản phẩm.
Câu 2. Trong thiết kế bìa sách, bước nào giúp xác định tỉ lệ giữa phần hình và phần chữ?
A. Vẽ phác để xác định bố cục phần hình và phần chữ.
B. Vẽ hình phù hợp với nội dung sách.
C. Lựa chọn và vẽ kiểu chữ phù hợp với nội dung sách.
D. Vẽ màu phù hợp, hoàn thiện sản phẩm.
Gợi ý đáp án:
Câu 1: D
Câu 2: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức và hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Em biết những bìa sách nào? Em hãy kể tên những bìa sách mà em biết? Những bìa sách đó được thiết kế như thế nào? Em ấn tượng với bìa sách nào trong tủ sách của mình? Vì sao?
Câu 2: Em hãy tìm hiểu thêm về các hình thức thiết kế và trang trí bìa sách khác trong cuộc sống.