Slide bài giảng Mĩ thuật 4 chân trời bản 2 bài 6: Tranh ghép mảnh

Slide điện tử bài 6: Tranh ghép mảnh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

BÀI 6: TRANH GHÉP MẢNH

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Giáo viên tổ chức trò chơi ghép mảnh tranh vẽ cho học sinh ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Quan sát và nhận thức 
  • Luyện tập và sáng tạo
  • Phân tích và đánh giá 
  • Luyện tập 
  • Vận dụng

 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Quan sát và nhận thức

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: 

Quan sát một số hình ảnh trong SGK tr.27:

  • Em hãy cho biết hình thức thể hiện và các vật liệu được sử dụng để tạo ra các bức tranh trên là gì?  
  • Nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong các SPMT.
  • Chỉ ra các yếu tố chấm, nét, màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt trong các bức tranh. 

Nội dung ghi nhớ:

- Màu nóng được thể hiện với các màu như màu đỏ, vàng, cam,… một số màu lạnh như màu xanh da trời, tím,…

- Chất liệu sử dụng là các mảnh gốm.

2. Luyện tập và sáng tạo

GV đưa ra câu hỏi: 

  • Quan sát bài mẫu trong SGK tr.28 và cho biết có mấy bước để thực hiện SPMT? Đó là những bước nào?
  • Hãy thực hiện một sản phẩm mĩ thuật để thể hiện màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt bằng kĩ thuật xé, dán giấy theo hình thức tranh ghép mảnh.  

Nội dung ghi nhớ:

- Có 4 bước để sử thực hiện một sản phẩm mĩ thuật:

+ Bước 1: Chuẩn bị vật liệu; vẽ nét để thể hiện. 

+ Bước 2: Cắt hoặc xé mảnh giấy màu. 

+ Bước 3: Dán giấy màu lên bản nét; chú ý thể hiện được màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt trên sản phẩm.  

+ Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.  

- HS thực hành theo yêu cầu.

  1. Phân thích và đánh giá 

Em (nhóm em) trình vày cách vận dụng màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt trong thực hành sáng tạo

Trình bày ý tưởng thể hiện và giới thiệu sảm phẩm mỹ thuật của em (nhóm em)

Nội dung ghi nhớ:

HS thực hành trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Đâu là nguyên liệu không thể thiếu khi làm tranh ghép mảnh ?

  1. Bìa cát tông
  2. Hộp sắt đựng bánh
  3. Cọ vẽ
  4. Giấy màu 

Câu 2: Dùng những mảnh nhỏ để ghép lại thành một tác phẩm mỹ thuật được gọi là gì ?

  1. Tranh sơn dầu
  2. Tranh phong cảnh
  3. Tranh số hóa
  4. Tranh ghép mảnh

Câu 3: Màu nóng và màu lạnh sẽ tạo cho ta cảm giác gì ?

  1. Màu nóng tạo cảm giác gần và màu lạnh tạo cảm giác xa
  2. Màu nóng tạo cảm giác cao và màu lạnh tạo cảm giác thấp
  3. Màu nóng tạo cảm giác sáng và màu lạnh tạo cảm giác tối
  4. Màu nóng tạo cảm giác an toàn và màu lạnh tạo cảm nguy hiểm

 

Câu 4: Bước quan trọng nhất trong tạo tranh ghép mảnh là gì ?

  1. Phác họa
  2. Tô màu
  3. Đặt tên cho bức tranh
  4. Cắt, xé và dán lên bản nét 

Câu 5: Đâu không phải vật liệu có thể sử dụng làm tranh ghép mảnh?

  1. Thủy tinh
  2. Gốm sứ
  3. Sắt
  4. Vật liệu tái chế

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

D

A

D

C

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: Nghệ thuật ghép mảnh được ứng dụng trong đời sống như thế nào ?

Câu 2: Tìm hiểu và giới thiệu cho cả lớp viết về một tác phẩm ghép mảnh mà em yêu thích  ?