Slide bài giảng Mĩ thuật 4 chân trời bản 2 bài 3: Thiên nhiên muôn hình

Slide điện tử bài 3: Thiên nhiên muôn hình. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2: HÌNH VÀ SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA HÌNH

BÀI 3: THIÊN NHIÊN MUÔN HÌNH

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Với em thiên nhiên ở thời điểm nào trong ngày, trong năm là đẹp nhất ?Vì sao ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Quan sát và nhận thức 
  • Luyện tập và sáng tạo
  • Phân tích và đánh giá 
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Quan sát và nhận thức

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: 

Quan sát một số tác phẩm mĩ thuật phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống thể hiện mật độ, sự chuyển động của chấm, nét trong SGK tr. 14, 15:

  • Em hãy cho biết hoạt động được thể hiện trong các SPMT là gì? 
  • Mật độ của các chấm, nét như thế nào?
  • Nhận xét về sự chuyển động chấm, nét trong mỗi sản phẩm mĩ thuật.

Nội dung ghi nhớ:

- Các hoạt động được thể hiện trong các sản phẩm mĩ thuật là các hoạt động thường ngày.  

- Mật độ hình có sự tập hợp các chấm liên tục.

- Sự chuyển động của hình tạo nên sự sinh động cho một tác phẩm.

2. Luyện tập và sáng tạo

GV đưa ra câu hỏi: 

  • Quan sát bài mẫu trong SGK tr.16 và cho biết có mấy bước để thực hiện SPMT? Đó là những bước nào?
  • Hãy thực hiện một sản phẩm mĩ thuật phù hợp với chủ đề bằng hình thức in, vẽ hoặc cắt, xé, dán giấy. 

Nội dung ghi nhớ:

- Có 4 bước để thực hiện một sản phẩm mĩ thuật:

+ Bước 1: Vẽ hình trên xốp/ bìa. 

+ Bước 2: Tạo nét lõm bằng bút hoặc vật nhọn trên bề mặt cần in.

+ Bước 3: Vẽ màu lên mặt xốp/ bìa sau đó in tranh. 

+ Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

- HS thực hành theo yêu cầu.

  1. Phân thích và đánh giá 

Nhận xét sản phẩm của bạn về:

+ Mật độ của chấm và nét

+ Sự chuyển động của hình 

Chia sẻ với bạn về kũ thuật in, cắt, xé, dán để làm rõ chủ đề 

Nội dung ghi nhớ:

HS thực hành trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Quan sát tác phẩm Đêm đầy sao của họa sĩ Vanh-xăng van Gốc trong SGK tr.8 và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Đường nét là gì ?

  1. Là những mảnh ghép 
  2. Là đường kẻ của thước
  3. Là sự tập hợp của chấm 
  4. Là tập hợp của nét 

Câu 2: Sự sinh động của tác phẩm được tạo nên bằng những yếu tố nào ?

A. Độ lớn nhỉ của hình khối

B. Màu sắc, sắc độ và sự sắp xếp của đường nét

C. Ý tưởng của người vẽ

D. Độ sáng tối của hình ảnh

Câu 3: Để phân tích và đánh giá một sản phẩm mĩ thuật sử dụng chấm, nét ta dựa vào yếu tố nào ?

  1. Mật độ của chấm và nét; sự chuyển động của hình
  2. Màu sắc của hình
  3. Tỷ lệ của hình
  4. Độ sáng tối của mình 

Câu 4: Có mấy bước để vẽ hình lên xốp/bìa, ?

  1. 3 bước
  2. 4 bước
  3. 5 bước 
  4. 6 bước 

Câu 5: Đâu là bước quan trong nhất trong quy trình vẽ hình lên xốp/bìa ?

  1. Tạp nét lõm bằng bút chì hoặc vật nhọn lên bề mặt cần in
  2. Vẽ màu cho sản phẩm
  3. Hoàn thiện sản phẩm
  4. In sản phẩm 

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

B

A

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: Vẽ một bức tranh có sử dụng chấm, nét theo đề tài tự chọn mà em yêu thích ?

Câu 2: Giới thiệu về sản phẩm của mình trước lớp ?