Slide bài giảng Mĩ thuật 3 Kết nối chủ đề 10 An toàn giao thông

Slide điện tử chủ đề 10 An toàn giao thông. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 10: AN TOÀN GIAO THÔNG (4 tiết)

A. KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh dưới đây và cho biết: Hành vi nào đúng, hành vi nào không đúng khi tham gia giao thông?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Quan sát 
  • Thể hiện 
  • Thảo luận
  • Vận dụng 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Quan sát

GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi?

Nội dung ghi nhớ:

+ Những hành vi tham gia giao thông trong các bức ảnh trên là:

  • Mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
  • Đi bộ trên vỉa hè.
  • Đi qua đường nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

+ Những việc làm để tham gia giao thông an toàn là:

  • Đi đúng làn đường quy định.
  • Chở đúng số người quy định.
  • Không lạng lách, đánh võng.
  • Người đi bộ không đi xuống lòng đường.
  • Người đi xe máy, xe đạp không đi lên vỉa hè.

Trình bày những nội dung thể hiện chủ đề An toàn giao thông?

Nội dung ghi nhớ:

+ Nội dung thể hiện chủ đề An toàn giao thông vô cùng phong phú và đa dạng, ví dụ: qua đường nơi có vạch kẻ đường đi bộ trên vỉa hè; chở đúng số người quy định; không đùa nghịch khi đi trên thuyền, tàu bè; các phương tiện chấp hành đúng tín hiệu đèn và biển báo giao thông.

+ Có thể chọn các hình thức, chất liệu: vẽ màu, xé dán giấy; miết đất nặn hay nặn tạo dáng để thể hiện. 

+ Các hình ảnh trong từng SPMT được sắp xếp cân đối, có chính – phụ; màu sắc thể hiện có đậm – có nhạt làm nổi bật rõ nội dung. 

Hoạt động 2: Thể hiện

GV trình bày những gợi ý cho HS trước khi thực hành?

Nội dung ghi nhớ:

+ Chọn hình thức, nội dung thể hiện SPMT.

+ Vẽ tranh: vẽ phác hình chỉnh ảnh cân đối trên khổ giấy; các hoạt động của nhân vật rõ nội dung đã chọn; vẽ thêm các chi tiết khác nhau cho bức tranh sinh động; chọn và vẽ màu yêu thích. 

+ Xé dán: chọn màu giấy tươi sáng, kết hợp đậm nhạt hài hòa sao cho nổi bật nội dung muốn thể hiện. Có thể vẽ rồi xé nhỏ giấy dán theo hình vẽ hoặc vẽ hoạt động của nhân vật ra giấy, xé tạo hình nhân vật theo hình vẽ, sắp xếp và dán vào giấy. 

+ Tạo hình 3D: chọn màu đất phù hợp để thể hiện bài miết đất hoặc nặn tạo dáng. Chú ý sự kết hợp giữa các màu và tạo dáng tư thế, động tác nhân vật sao cho rõ các hoạt động muốn thể hiện. 

Hoạt động 3: Thảo luận

GV tổ chức cho HS thảo luận về SPMT của cá nhân/nhóm theo gợi ý.

Hoạt động 4. Vận dụng

GV trình bày những lưu ý cho HS trước khi quan sát các bước tạo hình và trang trí chiếc mũ bảo hiểm?

Nội dung ghi nhớ:

+ Tạo dáng hình chiếc mũ bảo hiểm, vẽ cân đối trên khổ giấy. 

+ Lựa chọn họa tiết trang trí (hoa lá, con vật, nhân vật yêu thích,...) sắp xếp vào các vị trí như: viền mũ, chính giữa mũ. 

+ Vẽ màu trang trí phần họa tiết và phần nền của chiếc mũ, chú ý sử dụng màu sắc tươi sáng, có đậm – nhạt.